Cập nhật dịch COVID-19: Thế giới có hơn 2,8 triệu người mắc bệnh, số người chết ở Pháp do COVID-19 vượt quá 22.000 người
Các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết vào thứ Sáu (24 tháng Tư) để đẩy nhanh công việc xét nghiệm, thuốc và vắc-xin chống lại COVID-19 và chia sẻ chúng trên toàn cầu.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, từ ngày 23/1/2020 đến nay, tại Việt Nam ghi nhận tổng cộng 270 ca mắc COVID-19, có 5 bệnh nhân dương tính trở lại sau khi được công bố khỏi bệnh. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 54.966.
Trên thế giới, theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật sáng 24/4 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu là 2.827.047 trường hợp, trong đó có 196.986 người tử vong. Đến nay, đại dịch đã lan ra hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Các nước cũng ghi nhận 798.295 bệnh nhân COVID được điều trị khỏi bệnh, trong khi vẫn còn tới 58.527 người đang trong tình trạng nguy kịch và 1.831.766 đang phải điều trị tích cực.
Các nhà lãnh đạo thế giới khởi động kế hoạch tăng tốc phát triển thuốc, vắc-xin COVID-19
Các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết vào thứ Sáu (24 tháng Tư) để đẩy nhanh công việc xét nghiệm, thuốc và vắc-xin chống lại COVID-19 và chia sẻ chúng trên toàn cầu.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ hỗ trợ phát động sáng kiến toàn cầu chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Tuy nhiên, Mỹ cho biết sẽ không tham gia nỗ lực này.
Phát biểu tại cuộc họp của Liên hợp quốc (LHQ), người phát ngôn WHO Fadela Chaib cho biết Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, ngoại trưởng Anh Dominic Raab và Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cũng sẽ tham gia sáng kiến này do Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đứng đầu này.
Mục đích của sáng kiến này là để tăng tốc độ phát triển các loại thuốc, xét nghiệm và vắc-xin an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa, chẩn đoán và điều trị COVID-19 và đảm bảo tiếp cận điều trị cho người giàu và người nghèo.
"Chúng ta đang đối mặt với một mối đe dọa chung mà chỉ có thể đánh bại bằng một cách tiếp cận chung", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói khi ông mở cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo các nước.
Mỹ: Số ca tử vong vượt qua 52.000, một số tiểu bang hướng tới việc mở cửa trở lại
Số người chết do COVID-19 của Mỹ vẫn ở mức cao nhất thế giới - 52.097 vào thứ Sáu (24/4), đã tăng gấp đôi sau 10 ngày, theo một thống kê của Reuters. Số người mắc bệnh tại Mỹ đã lên tới 923.812. Khoảng 40% số ca tử vong ở New York - tâm dịch COVID-19 ở Mỹ, tiếp đến là các bang New Jersy, Michigan và Massachusetts.
Tiểu bang Georgia, Oklahoma và một số tiểu bang khác đã thực hiện các bước đầu tiên khi mở cửa trở lại cho doanh nghiệp vào thứ Sáu (24 tháng Tư), bất chấp sự từ chối của Tổng thống Donald Trump và các chuyên gia y tế.
Phòng tập thể dục, tiệm làm tóc, tiệm xăm và một số doanh nghiệp khác đã được Thống đốc Georgia Brian Kemp cho dọn dẹp để mở cửa. Họ đã bất chấp cảnh báo từ các quan chức y tế công cộng rằng việc nới lỏng hạn chế có thể dẫn đến số ca mắc bệnh và tử vong nhiều hơn.
Cũng trong ngày hôm qua, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ (FDA) khuyến cáo không nên sử dụng 2 loại thuốc chữa sốt rét là hydroxychloroquine và chloroquine trong điều trị các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 do có nguy cơ gây ra những vấn đề nghiêm trọng về nhịp tim.
Anh: Bắt đầu thử nghiệm xem liệu huyết tương có thể giúp chữa khỏi cho bệnh nhân COVID-19 không
Theo số liệu báo cáo, ngày 24/4, nước Anh ghi nhận thêm 768 ca tử vong tại bệnh viện do nhiễm SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên thành 19.506 người. Trong khi đó, tổng số ca mắc COVID-19 là 143.464 ca, tăng 5.386 ca trong vòng một ngày.
Anh sẽ bắt đầu thử nghiệm để xem liệu huyết tương của những người đã hồi phục khỏi bệnh COVID-19 có thể là phương pháp điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân vẫn còn dương tính hay không. Theo Bộ Y tế nước này cho biết, có tới 5.000 bệnh nhân nặng có thể sẽ sướm được điều trị mỗi tuần bằng phương pháp sử dụng huyết tương của những người đã khỏi bệnh này.
Sử dụng huyết tương để chữa bệnh đã được sử dụng như một phương pháp điều trị hiệu quả trong đợt dịch SARS 2002 đến 2004. Song song với thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, chính phủ Anh cũng đang mở rộng chương trình quốc gia về thu thập huyết tương để việc điều trị có thể được triển khai rộng rãi nếu nó được chứng minh là có hiệu quả, Bộ y tế nước này cho biết.
Tây Ban Nha: Số ca tử vong do Covid-19 hàng ngày thấp nhất trong một tháng
Số ca tử vong hàng ngày do COVID-19 của Tây Ban Nha đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn một tháng vào thứ Sáu (24 tháng Tư), khiến chính phủ nước này tuyên bố giai đoạn dịch bệnh nghiêm trọng nhất đã kết thúc và nước này đã chuẩn bị các tiêu chí để giảm bớt một trong những hạn chế được coi là nghiêm ngặt nhất ở châu Âu.
Tây Ban Nha báo cáo 367 trường hợp tử vong đã đăng ký trong 24 giờ trước đó - chỉ tăng 1,7%, giảm so với 440 ngày hôm trước và thấp nhất kể từ ngày 21 tháng 3. Tuy nhiên, với tổng số 22.524 người chết, Tây Ban Nha vẫn có tổng số người tử vong cao thứ 3 thế giới sau Hoa Kỳ và Italy. Tới 6h sáng 25/4, Tây Ban Nha ghi nhận 219.764 ca mắc COVID-19.
Italy: Số tử vong hàng ngày thấp nhất kể từ ngày 19 tháng 3, nhưng các trường hợp mới tăng
Cơ quan Bảo vệ Dân sự cho biết, số ca tử vong do dịch COVID-19 ở Italy đã tăng 420 người vào thứ Sáu (24 tháng Tư) - mức tăng thấp nhất kể từ ngày 19 tháng 3, nhưng số ca nhiễm mới đã tăng lên 3.021 từ 2.646 vào Thứ Năm. Số người chết hôm thứ Sáu đã giảm từ 464 ngày hôm trước.
Như vậy, tổng số người thiệt mạng kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào ngày 21 tháng 2 tại Italy hiện ở mức 25.969, cao thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ. Số trường hợp được xác nhận là 192.994, số liệu thống kê toàn cầu cao thứ 3 sau Hoa Kỳ và Tây Ban Nha.
Ngày 24/4, truyền thông Italy đưa tin nước này sẽ nởi lỏng lệnh phong tỏa trong khoảng 4 tuần nữa.
Pháp: Số người chết do COVID-19 vượt quá 22.000 người
Vào thứ Sáu (24 tháng Tư), Pháp đã báo cáo 389 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số người chết vì dịch bệnh này lên 22.245 người. Tổng số người nhiễm bệnh tại Pháp là 159.828, cao thứ 4 thế giới, sau Mỹ, Italy và Tây Ban Nha.
Tổng thống Pháp, ông Emmanuel Macron, tuyên bố rằng việc phong tỏa kéo dài hơn một tháng để chống lại dịch bệnh COVID-19 sẽ được nới lỏng từ ngày 11/5.
Đức: Yêu cần cẩn trọng trong việc xử lý dịch bệnh
Các trường hợp mắc COVID-19 được xác nhận ở Đức đã tăng thêm 2.337 lên 150.383 người vào thứ Sáu. Đây là sự giảm tốc nhẹ sau 3 ngày liên tục bị có số ca nhiễm trùng mới cao. Số người chết được báo cáo đã tăng thêm 227 lên 5.321.
Thủ tướng Angela Merkel chỉ trích một số địa phương đã quá "nóng vội" trong xử lý dịch bệnh, yêu cầu tất cả các địa phương phải tiếp tục cẩn trọng, cân nhắc kỹ để tránh nguy cơ khiến công sức chống dịch của chính phủ đổ bể.
Tỷ lệ nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp của Đức cần giảm hơn nữa - tới vài trăm trường hợp mỗi ngày - trước khi các biện pháp phong tỏa có thể được nới lỏng hơn nữa, tổ chức y tế công cộng chính của nước này cho biết hôm thứ Sáu.
Hàn Quốc: Giãn cách xã hội song song với duy trì nhịp sống bình thường
Ngày 24/4, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố nội dung hướng dẫn thực hiện giãn cách xã hội song song với duy trì nhịp sống bình thường. Cụ thể, Cụ thể, những trường hợp sốt trên 37,5 độ hoặc có triệu chứng về hô hấp được yêu cầu không đến nơi làm việc mà phải nghỉ ngơi tại nhà, giữ khoảng cách trên 1 m với người khác, đảm bảo không gian sinh hoạt thông thoáng, rửa tay và khử trùng thường xuyên.
Ngày 24/4, Hàn Quốc chỉ ghi nhận thêm 3 trường hợp mắc bệnh, như vậy tổng số ca COVID-19 là 10.708, với 240 ca tử vong.
Nhật Bản nâng cảnh báo đi lại đối với 14 nước
Cũng trong ngày 24/4, Nhật Bản đã nâng cảnh báo đi lại đối với 14 nước, trong đó có Nga, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Saudi Arabia, lên mức 3, theo đó công dân Nhật Bản không nên đến các nước trên. Đến hết ngày 24/4, Nhật Bản ghi nhận 12.368 ca bệnh COVID-19, trong đó 328 trường hợp tử vong.
Các trường hợp mắc COVID-19 của Singapore vượt qua 12.000
Singapore xác nhận thêm 897 trường hợp mới mắc COVID-19 tính đến trưa ngày thứ Sáu (24 tháng Tư), đưa tổng số người nhiễm bệnh trên cả nước lên tới 12.075. Chín cụm mới cũng đã được xác định, bao gồm Khách sạn Strand và Bờ biển phía đông Natureland, một spa chăm sóc sức khỏe.
Malaysia xác nhận 88 trường hợp COVID-19 mới, một trường hợp tử vong mới
Số trường hợp COVID-19 mới ở Malaysia tiếp tục duy trì ở mức hai con số trong ngày thứ tám liên tiếp, với 88 trường hợp mới được ghi nhận vào thứ Sáu (24 tháng Tư).
Tổng giám đốc y tế, bác sĩ Noor Hisham Abdullah cho biết số ca mắc hàng ngày bao gồm 13 trường hợp nhập khẩu, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở Malaysia lên 5.691. Trong khi đó, 121 bệnh nhân đã được xuất viện vào thứ Sáu, đưa số ca hồi phục hoàn toàn lên 3.663.
Theo Reuters, Channelnewasia