Cảnh giác với nhiễm trùng huyết khi mang thai
Nhiễm trùng huyết (NTH) khi mang thai rất hiếm gặp, nhưng khi mắc phải chứng bệnh này, nguy cơ tử vong mẹ và thai nhi là rất cao.
Nhiễm trùng huyết (NTH) khi mang thai rất hiếm gặp, nhưng khi mắc phải chứng bệnh này, nguy cơ tử vong mẹ và thai nhi là rất cao. Đáng lưu ý là, chỉ một nốt mụn mưng mủ, vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào máu gây NTH.
ThS-BS Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu và điều trị tích cực, Viện Các bệnh nhiệt đới Quốc gia, cảnh báo cần đặc biệt lưu ý với những bất thường khi mang thai. Thai phụ Hoàng Thị N., 26 tuổi (quê Nghệ An) đã tử vong khi mang thai 28 tuần do suy gan nghiêm trọng.
Hồ sơ bệnh án ghi, bệnh nhân N. nhập viện trong tình trạng vàng da bất thường, sốt cao, đau đầu, suy đa phủ tạng (gan, phổi đều bị tổn thương). Điều tra tiền sử của bệnh nhân này cho thấy, trước đó đã sử dụng thuốc Đông y. Theo các BS, có lẽ thuốc Đông y đã làm thai phụ suy gan.
Theo BS Cấp, bệnh nhân N. ngoài những biến chứng nặng trên, còn bị suy kiệt bạch cầu. Nếu như ở người bình thường lượng bạch cầu là 4.000 - 10.000 thì ở bệnh nhân N. lượng bạch cầu chỉ còn 1.000. Vai trò của bạch cầu là tiêu diệt vi khuẩn. Khi số lượng bạch cầu cạn kiệt, cơ thể sẽ thiếu sức đề kháng, rất dễ dẫn đến NTH nặng.
Sau hai ngày điều trị tích cực, bệnh không thuyên giảm, bệnh nhân N. tiếp tục giảm huyết áp, suy đa phủ tạng. Các BS đành phải tiến hành mổ lấy thai. Rất may, chào đời với trọng lượng 700g nhưng cháu bé đã sống sót một cách kỳ diệu.
Có một thực tế, cơ hội điều trị thai phụ NTH rất ít, vì các BS phải lựa chọn loại thuốc phù hợp để tránh tối đa việc ảnh hưởng đến thai nhi.
“Đối với người mang thai, cần phải chú ý kỹ đến những diễn biến bất thường như sốt, đau bụng… Cơ thể mang thai thường bị giảm hệ miễn dịch nên rất dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập. Với người có sức đề kháng tốt, khi bị tổn thương một nơi nào đó, cơ thể sẽ khu trú được vùng tổn thương. Còn với người mang thai, mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào máu, gây ra NTH” - BS Cấp nói.
Theo BS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế kiêm Giám đốc BV Phụ sản Trung ương, có nhiều nguyên nhân gây NTH ở thai phụ, trong đó thường là do viêm nhiễm phụ khoa. Vì vậy, cần khám phụ khoa trước khi mang thai.
Bên cạnh đó, khi đi khám thai định kỳ, cũng cần chú ý khám phụ khoa để sớm phát hiện những bệnh viêm nhiễm. Bởi, khi người mang thai bị nhiễm trùng, việc phát hiện, chẩn đoán khó hơn người bình thường. “Tuyệt đối không được chủ quan với những mụn, nhọt khi mang thai, vì đây chính là những ổ vi khuẩn có thể gây NTH cho thai phụ.
Khi có bất cứ những biểu hiện bệnh như sốt, lạnh, mệt mỏi, bệnh ngoài da… thì thai phụ nên đi thăm khám ở các cơ sở y tế để được điều trị theo chỉ định của BS chuyên khoa” - BS Tiến lưu ý.
ThS-BS Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu và điều trị tích cực, Viện Các bệnh nhiệt đới Quốc gia, cảnh báo cần đặc biệt lưu ý với những bất thường khi mang thai. Thai phụ Hoàng Thị N., 26 tuổi (quê Nghệ An) đã tử vong khi mang thai 28 tuần do suy gan nghiêm trọng.
Hồ sơ bệnh án ghi, bệnh nhân N. nhập viện trong tình trạng vàng da bất thường, sốt cao, đau đầu, suy đa phủ tạng (gan, phổi đều bị tổn thương). Điều tra tiền sử của bệnh nhân này cho thấy, trước đó đã sử dụng thuốc Đông y. Theo các BS, có lẽ thuốc Đông y đã làm thai phụ suy gan.
Sau hai ngày điều trị tích cực, bệnh không thuyên giảm, bệnh nhân N. tiếp tục giảm huyết áp, suy đa phủ tạng. Các BS đành phải tiến hành mổ lấy thai. Rất may, chào đời với trọng lượng 700g nhưng cháu bé đã sống sót một cách kỳ diệu.
Có một thực tế, cơ hội điều trị thai phụ NTH rất ít, vì các BS phải lựa chọn loại thuốc phù hợp để tránh tối đa việc ảnh hưởng đến thai nhi.
“Đối với người mang thai, cần phải chú ý kỹ đến những diễn biến bất thường như sốt, đau bụng… Cơ thể mang thai thường bị giảm hệ miễn dịch nên rất dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập. Với người có sức đề kháng tốt, khi bị tổn thương một nơi nào đó, cơ thể sẽ khu trú được vùng tổn thương. Còn với người mang thai, mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào máu, gây ra NTH” - BS Cấp nói.
Theo BS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế kiêm Giám đốc BV Phụ sản Trung ương, có nhiều nguyên nhân gây NTH ở thai phụ, trong đó thường là do viêm nhiễm phụ khoa. Vì vậy, cần khám phụ khoa trước khi mang thai.
Bên cạnh đó, khi đi khám thai định kỳ, cũng cần chú ý khám phụ khoa để sớm phát hiện những bệnh viêm nhiễm. Bởi, khi người mang thai bị nhiễm trùng, việc phát hiện, chẩn đoán khó hơn người bình thường. “Tuyệt đối không được chủ quan với những mụn, nhọt khi mang thai, vì đây chính là những ổ vi khuẩn có thể gây NTH cho thai phụ.
Khi có bất cứ những biểu hiện bệnh như sốt, lạnh, mệt mỏi, bệnh ngoài da… thì thai phụ nên đi thăm khám ở các cơ sở y tế để được điều trị theo chỉ định của BS chuyên khoa” - BS Tiến lưu ý.
Theo PNO