Xuất huyết khi mang thai có nguy hiểm không?
iệc xuất huyết xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau tùy vào thời điểm diễn ra. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng này, các thai phụ cần tham vấn bác sĩ ngay.
Có khoảng 25% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng xuất huyết trong thai kỳ. Việc xuất huyết xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau tùy vào thời điểm diễn ra. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng này, các thai phụ cần tham vấn bác sĩ ngay.
Xuất huyết vào đầu thai kỳ có thể là dấu hiệu của sự sẩy thai?
Vào đầu thai kỳ, việc xuất huyết có thể không nghiêm trọng, thông thường là do có những tổn thương nho nhỏ ở cổ tử cung. Thế nhưng, trong gần phân nửa các trường hợp, đó có thể là dấu hiệu sẩy thai, thường do có liên quan đến sự bất thường của nhiễm sắc thể. Như vậy, việc xuất huyết là một điều khiến chúng ta nên lo ngại.
Những nguyên nhân nào khác có thể gây xuất huyết?
Gần 1% các trường hợp bị xuất huyết là dấu hiệu của việc thai phụ có thai ngoài tử cung. Nguyên nhân là do phôi thai làm tổ trước khi di chuyển đến được tử cung, thông thường nhất là làm tổ ở một trong hai bên vòi trứng. Siêu âm thai có thể giúp phát hiện được tình trạng này. Các khả năng khác, thường hiếm gặp hơn, đó là sự nhiễm trùng, có hư tổn ở cổ tử cung mà không biết trước khi mang thai, hoặc mang thai trứng (mang thai nhưng không có phôi thai và thai này sẽ kết thúc bằng việc tự thải loại một cách tự nhiên).
Trường hợp xuất huyết xảy ra trong thai kỳ?
Trong thai kỳ việc xuất huyết thường ít khi xảy ra.
Nếu xảy ra vào thời điểm giữa thai kỳ, đây có thể là dấu hiệu của nguy cơ sinh non.
Nếu xuất huyết xảy ra vào cuối thai kỳ, đó có thể là bắt đầu chuyển dạ, hoặc còn là trường hợp bánh nhau đặt sai vị trí (nhau tiền đạo), sẽ khiến cho việc sinh nở bằng đường tự nhiên gặp khó khăn.
Nguyên nhân sau cùng, rất hiếm khi gặp: đó là tình trạng bong nhau đột ngột - bánh nhau bong tróc ra khỏi thành tử cung đột ngột khi chưa đến lúc chuyển dạ. Trường hợp này các bác sĩ sẽ can thiệp ngay.
Nên làm gì khi bị xuất huyết lúc mang thai?
Bạn cần tư vấn bác sĩ ngay lập tức, đặc biệt là vào giai đoạn đầu của thai kỳ. Điều này tuyệt đối cần thiết để xác định xem việc xuất huyết như vậy có gây nguy hiểm cho bạn không. Bạn cần gặp đúng bác sĩ chuyên về sản phụ khoa, tuy nhiên những trường hợp quá khẩn cấp, bạn có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa tổng quát, hoặc nên gọi cấp cứu.
Những trường hợp nào cần thiết phải được điều trị?
- Thai ngoài tử cung: trường hợp này thường sẽ được phẫu thuật khẩn cấp để bảo vệ vòi trứng. Tuy nhiên, nếu thai phát triển chưa lớn, việc điều trị có thể bằng thuốc.
- Nhiễm trùng: các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng kháng sinh.
- Dọa sinh non: các chị em sẽ được chỉ định nghỉ ngơi kèm theo điều trị bằng thuốc chống các cơn co thắt tử cung.
- Các trường hợp khác: các thai phụ cần phải được theo dõi việc mang thai một cách chặt chẽ.
Tình trạng thai phụ bị sụt giảm hormone thường xảy ra, tuy nhiên việc điều trị bằng progesterone như lâu nay vẫn được khuyên áp dụng, dường như không thật hiệu quả, thậm chí có thể ảnh hưởng đến gan.
Xuất huyết vào đầu thai kỳ có thể là dấu hiệu của sự sẩy thai?
Vào đầu thai kỳ, việc xuất huyết có thể không nghiêm trọng, thông thường là do có những tổn thương nho nhỏ ở cổ tử cung. Thế nhưng, trong gần phân nửa các trường hợp, đó có thể là dấu hiệu sẩy thai, thường do có liên quan đến sự bất thường của nhiễm sắc thể. Như vậy, việc xuất huyết là một điều khiến chúng ta nên lo ngại.
Gần 1% các trường hợp bị xuất huyết là dấu hiệu của việc thai phụ có thai ngoài tử cung. Nguyên nhân là do phôi thai làm tổ trước khi di chuyển đến được tử cung, thông thường nhất là làm tổ ở một trong hai bên vòi trứng. Siêu âm thai có thể giúp phát hiện được tình trạng này. Các khả năng khác, thường hiếm gặp hơn, đó là sự nhiễm trùng, có hư tổn ở cổ tử cung mà không biết trước khi mang thai, hoặc mang thai trứng (mang thai nhưng không có phôi thai và thai này sẽ kết thúc bằng việc tự thải loại một cách tự nhiên).
Trường hợp xuất huyết xảy ra trong thai kỳ?
Trong thai kỳ việc xuất huyết thường ít khi xảy ra.
Nếu xảy ra vào thời điểm giữa thai kỳ, đây có thể là dấu hiệu của nguy cơ sinh non.
Nếu xuất huyết xảy ra vào cuối thai kỳ, đó có thể là bắt đầu chuyển dạ, hoặc còn là trường hợp bánh nhau đặt sai vị trí (nhau tiền đạo), sẽ khiến cho việc sinh nở bằng đường tự nhiên gặp khó khăn.
Nguyên nhân sau cùng, rất hiếm khi gặp: đó là tình trạng bong nhau đột ngột - bánh nhau bong tróc ra khỏi thành tử cung đột ngột khi chưa đến lúc chuyển dạ. Trường hợp này các bác sĩ sẽ can thiệp ngay.
Nên làm gì khi bị xuất huyết lúc mang thai?
Bạn cần tư vấn bác sĩ ngay lập tức, đặc biệt là vào giai đoạn đầu của thai kỳ. Điều này tuyệt đối cần thiết để xác định xem việc xuất huyết như vậy có gây nguy hiểm cho bạn không. Bạn cần gặp đúng bác sĩ chuyên về sản phụ khoa, tuy nhiên những trường hợp quá khẩn cấp, bạn có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa tổng quát, hoặc nên gọi cấp cứu.
Những trường hợp nào cần thiết phải được điều trị?
- Thai ngoài tử cung: trường hợp này thường sẽ được phẫu thuật khẩn cấp để bảo vệ vòi trứng. Tuy nhiên, nếu thai phát triển chưa lớn, việc điều trị có thể bằng thuốc.
- Dọa sinh non: các chị em sẽ được chỉ định nghỉ ngơi kèm theo điều trị bằng thuốc chống các cơn co thắt tử cung.
- Các trường hợp khác: các thai phụ cần phải được theo dõi việc mang thai một cách chặt chẽ.
Tình trạng thai phụ bị sụt giảm hormone thường xảy ra, tuy nhiên việc điều trị bằng progesterone như lâu nay vẫn được khuyên áp dụng, dường như không thật hiệu quả, thậm chí có thể ảnh hưởng đến gan.
Theo PNO