Càng ăn nhiều càng mau chết Theo VNE, Chia sẻ Thích Tiêu điểm Thực phẩm chữa bệnh Chữa bệnh cùng chuyên gia Thực đơn chuẩn Eat Clean Bệnh theo mùaMùa xuânMùa hèMùa thuMùa đôngBệnh trẻ emBệnh tay chân miệngCảm cúmDị ứngBệnh tiêu hóaBệnh nãoBệnh phụ nữDậy thìPhụ khoaSản khoaMãn kinhTình dụcBệnh nam giớiDậy thìBệnh nam khoaTuyến tiền liệtTình dụcBệnh thường gặpBệnh về daBệnh về mắtBệnh xương khớpBệnh hô hấpBệnh tiêu hóaBệnh răng miệngBệnh tai mũi họngBệnh tiểu đườngBệnh tim mạchBài tiếtBệnh nội tiếtBệnh ung thưTâm lýBệnh văn phòngMỏi mắtMỡ bụngTáo bónMệt mỏiTrầm cảmPhòng bệnhThực phẩm phòng bệnhChế độ ăn uốngThói quen có lợiThói quen có hạiThuốcVitaminKhoáng chấtThực phẩm chức năngThuốc bổSức khỏe giới tínhChu kì kinh nguyệtĐặc điểm sinh lýPhần phụVòng 1Rối loạn nội tiếtSức khỏe sinh sảnBệnh phụ khoaNgừa thaiHiếm muộnVô sinhNạo phá thaiSẩy thaiMang thaiSau sinhSức khỏe tình dụcBệnh tình dụcNhu cầu sinh lýHam muốn tình dụcRắc rối phòng theLãnh cảmYếu sinh lýTư vấnTư vấn tình dụcTư vấn sinh sảnTư vấn giới tính Các nhà khoa học Mỹ khuyến cáo những người ăn nhiều dễ mắc các bệnh "quý tộc" như xơ vữa động mạch, tiểu đường, huyết áp cao gan nhiễm mỡ. Ăn nhiều đồ ngọt: "hại" cả vợ lẫn chồng Những thực phẩm không nên ăn uống nhiều trong ngày nghỉ lễ Tác dụng ngược khi ăn nhiều hải sản "Đa phần con người ngày nay không còn sợ chết đói nữa mà lo chết vì ăn nhiều", người đứng đầu nhóm nhà nghiên cứu nói trên trang Health. Nhiều người cho rằng phải ăn nhiều mỗi ngày thì mới đủ chất và khỏe mạnh. Do vậy hễ có cơ hội ngồi vào bàn ăn là họ cố nhồi nhét thức ăn cho thật đầy bụng. Tình trạng này tồi tệ nhất là ở những người giàu. Họ sợ con cái bị suy dinh dưỡng nên ép con ăn thật nhiều, thậm chí trẻ không muốn ăn cha mẹ cũng bóp miệng cho ăn. Thực ra thói quen ăn uống như vậy rất có hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa: wp. Ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Thiếu chất dinh dưỡng thì nhiệt lượng sinh ra không đủ, ảnh hưởng đến năng suất làm việc, về lâu dài làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể dẫn đến dễ nhiễm bệnh. Ăn no quá mức, thức ăn chất đầy trong bụng cả ngày sẽ dẫn đến dư thừa năng lượng. Hơn nữa những người phàm ăn lại thích ăn đồ béo, ngọt có nguy cơ mắc các bệnh "quý tộc" như xơ vữa động mạch, béo phì, tiểu đường, huyết áp cao, gan nhiễm mỡ, viêm túi mật, viêm khớp... Những chứng bệnh này không gây tử vong ngay nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống, rút ngắn tuổi thọ. Qua các cuộc khảo sát về mối quan hệ giữa dinh dưỡng - sức khỏe và sự trường thọ, người ta cũng đúc kết rằng những người ăn uống điều độ, không để bụng quá no thường có sức khỏe tốt, sức dẻo dai và sống thọ hơn nhóm còn lại. Qua theo dõi lâm sàng, nhóm nghiên cứu nhận thấy tình trạng thường xuyên ăn uống nhồi nhét sẽ làm cho dạ dày và đường ruột phải chịu một áp lực lớn, hệ tiêu hóa bị tổn thương nên suy yếu sớm. Lượng thức ăn "quá tải" mà dịch tiêu hóa thì có hạn nên thức ăn sẽ không được tiêu hóa hết. Số thức ăn dư thừa này sẽ tồn đọng lại trong ruột và ôi thiu sinh ra nhiều chất độc có hại cho cơ thể. Tóm lại, không nên ăn uống quá no, hãy để cho bụng có một khoảng thời gian đói nhất định. Chờ cho bụng đói thì ăn mới ngon và không bị bệnh. Hãy tăng cường rau, củ, quả trong khẩu phần ăn thay vì nhồi nhét nhiều thịt, trứng và chất béo. Nguyên tắc ăn 3 bữa trong ngày là: Sáng no - trưa vừa - tối lưng lưng bụng. So sánh chế độ "ăn nhiều thịt" với "ăn nhiều rau" xem cách nào giúp giảm cân nhanh hơn Chia sẻ Thích Hại sức khỏeThực phẩm không ăn nhiều