Cận cảnh soi "ổ vi khuẩn" trên da đầu dưới kính hiển vi và cảnh báo 4 thời điểm gội đầu "cực độc", dễ gây đột quỵ, thậm chí tử vong nhanh
Gội đầu vào thời điểm nào hết sức quan trọng, việc gội vào những thời điểm cơ thể không khỏe, nhiệt độ xuống thấp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng.
Gội đầu tuy chỉ là một hành động vệ sinh cá nhân cơ bản nhưng nó không phải thứ có thể làm tùy tiện. Bởi phần đầu là nơi chứa rất nhiều hệ thần kinh, quyết định độ thông minh, phản xạ, cách thức hành động của một người. Y học cổ truyền còn ví khu vực đầu chính là "nơi hội tụ dương khí" và "chỗ ở của thần minh", phần đầu có quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác của cơ thể, tất cả các cơ quan khác đều có trách nhiệm nuôi dưỡng nó.
Vì thế, gội đầu vào thời điểm nào hết sức quan trọng, việc gội vào những thời điểm cơ thể không khỏe, nhiệt độ xuống thấp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng.
Cận cảnh soi da đầu dưới kính hiển vi
Nhiều người thắc mắc rằng da đầu của chúng ta trông thực sự như thế nào, có chứa lượng vi khuẩn "khổng lồ" hay không?
Để giải đáp thắc mắc đó, mới đây tài khoản Tik Tok mang tên "Kinh Hiển Vi" đã thực hiện clip soi cận cảnh da đầu.
Ở mức phóng đại 40 lần, có thể quan sát rất rõ từng sợi tóc cùng số lượng gàu không nhỏ trên da đầu. Ở mức phóng đại 1000 lần, chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều vi khuẩn xuất hiện trên đầu nhưng phần lớn trong chúng vô hại.
Theo chủ clip: "Trên da đầu của chúng ta có khoảng 5 tỉ con vi khuẩn đang ngày đêm ăn, ị, giao phối rồi chết. Đặc biệt, trong đó có một loại vi khuẩn tên là Staphylococus, điều đáng sợ là nếu số lượng vi khuẩn Staphylococus đột nhiên tăng cao thì chúng sẽ tấn công da đầu. Khiến bạn gặp các vấn đề về da đầu như: gàu, rụng tóc, viêm ngứa da đầu...".
Vì vậy để trị gàu hiệu quả, mọi người nên sử dụng các loại dầu gội đầu chất lượng cao, có chứa kẽm để tiêu diệt nấm và cân bằng số lượng vi khuẩn.
Cận cảnh soi da đầu dưới kính hiển vi.
Những thời điểm không được gội đầu
Để làm sạch da đầu và tiêu diệt vi khuẩn, gội đầu là hành động không thể thiếu. Tuy nhiên, không phải gội đầu lúc nào cũng tốt, dưới đây là 4 thời điểm "độc" không được gội đầu vì có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.
1. Gội đầu vào sáng sớm
Nhiều người có thói quen ngủ dậy là sẽ đi gội đầu ngay để có được diện mạo chỉn chu trước khi đi làm, đi học. Tuy nhiên, khi vừa thức dậy các chức năng của cơ thể cần có thời gian để khôi phục và lưu thông máu. Lúc này, nếu bạn lập tức gội đầu sẽ gây kích thích đột ngột các mạch máu não, gây ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Nguy hiểm hơn, gội đầu vào sáng sớm, khi mặt trời chưa lên dễ khiến bạn gặp phải gió độc, gây đau đầu, chóng mặt, nặng hơn là đột quỵ.
2. Ngay sau khi ăn no
Gội đầu trong lúc no sẽ khiến máu dồn xuống đầu, trong khi lúc này dạ dày và ruột rất cần máu để tiêu hóa thức ăn. Thói quen tai hại này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra các bệnh về dạ dày. Đối với người bị bệnh tim mạch, gội đầu ngay sau bữa ăn có thể gây thiếu máu cục bộ tim, gây các bệnh tim mạch và mạch máu não.
3. Khi đang bị sốt
Gội đầu và tắm khi bạn đang bị sốt sẽ dễ dàng làm nặng thêm bệnh của bạn. Đặc biệt, trẻ em và người già nên chú ý bảo vệ trong những giai đoạn đặc biệt này vì sức đề kháng thể chất yếu.
4. Gội đầu sau 22 giờ đêm
Vùng đầu và mặt vốn là nơi dễ cảm lạnh, việc gội đầu muộn và để tóc ướt đi ngủ sẽ khiến các dây thần kinh bị co lại. Khi mạch máu tắc nghẽn sẽ không cung cấp đủ máu cho các dây thần kinh mặt, từ đó dẫn đến liệt mặt, méo miệng. Ngoài ra, việc gội đầu vào ban đêm cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau đầu kinh niên, nấm da đầu… thậm chí đột quỵ.
Vậy nên gội đầu như thế nào?
Các chuyên gia da liễu khuyên rằng bạn nên gội đầu 2 ngày/lần. Nếu không thể thu xếp thời gian thì nên gội trước 20h tối, sau khi gội nên lau khô tóc, sấy tóc sát da đầu. Không được để tóc ướt đi ngủ để tránh đau đầu, cảm lạnh.
Thời gian gội đầu chỉ nên kéo dài 10-15 phút là đủ. Trình tự đúng khi tắm đó là: Đầu tiên là rửa mặt, sau đó tắm toàn thân, cuối cùng mới là gội đầu.
Để giúp mọi người có nhận thức về căn bệnh đột quỵ và cách xử trí khi gặp người có dấu hiệu đột quỵ, chương trình "Chuyện khó có bác sĩ" tiếp theo sẽ có nội dung về chủ đề: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ GIỜ VÀNG ĐỘT QUỴ.
Chương trình có sự tham gia của PGS.TS.BS HOÀNG BÙI HẢI, Phó giám đốc viện điều trị người bệnh COVID, Trưởng khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện ĐHY Hà Nội.
Chương trình sẽ được phát sóng lúc 20:00 hôm nay, ngày 12/11/2021, trên chuyên trang Nhịp sống kinh tế, MXH Lotus, được phát lại trên fanpage AFAMILY và website AFAMILY.VN. Ngay từ lúc này, quý độc giả có thể gửi câu hỏi cho chuyên gia TẠI ĐÂY.
Kính mời quý độc giả đón xem!