Cận cảnh lớp học của cô, trò vùng cao - nơi đầu tiên "hưởng" gió mùa

Chí Toàn,
Chia sẻ

Lớp Mầm non cho trẻ vùng cao “cắm bản” Sa Pả nằm chót vót trên đỉnh cao 2000m, sát đường biên thuộc huyện Bát Xát, Lào Cai

Quanh năm mây mù bao phủ, vùng này thời tiết khắc nghiệt liên tục thay đổi trong ngày. Không điện, không nước sạch đó là những gì mà các cô giáo trẻ vẫn cần mẫn gieo từng con chữ, dẫn lối cho các bé người dân tộc thiểu số nơi đây tiếp cận với thế giới bên ngoài. 

Xã A Mú Sung là xã vùng sâu, nằm sát đường biên của huyện Bát Xát tỉnh Lào cai. Với đặc thù của vùng cao biên giới, các bản nằm cách xa nhau nên trường mầm non phải chia ra thành 12 lớp cắm bản. Lớp mầm non Sa Pả cách trung tâm trường 20 km và chỉ cách biên giới Trung Quốc 1 con suối. Có lẽ cô và trò nơi đây “hơn” các lớp mầm non những nơi khác là được hưởng cái lạnh đầu tiên mỗi khí gió mùa về.


Cận cảnh lớp học của cô, trò vùng cao - nơi đầu tiên
Lớp mầm non Sa Pả, thành lập năm 2007, là 1 trong 12 điểm trường "cắm bản” của xã.

Cận cảnh lớp học của cô, trò vùng cao - nơi đầu tiên
Lớp học được xây dựng khang trang vào đầu năm học 2013, còn trước đây chỉ là căn nhà dựng tạm nhỏ bé

Cận cảnh lớp học của cô, trò vùng cao - nơi đầu tiên
Hiện tại lớp học có 16 cháu, từ 2 đến 5 tuổi thuộc dân tộc Mông và dân tộc Dao. 

Cận cảnh lớp học của cô, trò vùng cao - nơi đầu tiên
Cô giáo Bùi Thị Thu Hường, quê Yên Bái, giảng dạy cách xa nhà gần 100km nên mỗi tháng cô chỉ về nhà 1-2 lần

Cận cảnh lớp học của cô, trò vùng cao - nơi đầu tiên
Tròn 19 tuổi, tốt nghiệp cao đẳng Sư Phạm Trung ương, cô giáo trẻ gắn bó với Sa Pả từ 2010 đến nay

Cận cảnh lớp học của cô, trò vùng cao - nơi đầu tiên
Cô Hoàng Thị Hà sinh năm 1975 là một trong những cô giáo mầm non có thâm niên “Cắm bản, bám biên". Cô về Sa Pả từ năm 2012. Trước đó cô cũng có 5 năm bám biên ở Tỉnh Lai Châu

Cận cảnh lớp học của cô, trò vùng cao - nơi đầu tiên
Các bé dân tộc Mông, Dao ở Sa Pả lần đầu tiếp xúc với “thế giới bên ngoài” nên hoàn toàn bỡ ngỡ…

Cận cảnh lớp học của cô, trò vùng cao - nơi đầu tiên
Và để có thể dạy tốt ở các bản người dân tộc, tất cả các cô đều phải học tiếng dân tộc địa phương 

Cận cảnh lớp học của cô, trò vùng cao - nơi đầu tiên
Ở lớp mầm non này các cô vừa phải dạy, vừa chăm sóc cả mẫu giáo bé, nhỡ và giáo mẫu lớn

Cận cảnh lớp học của cô, trò vùng cao - nơi đầu tiên
Các bé ở đây sinh ra, lớn lên trong hoàn cảnh bố mẹ bận rộn, ít có thời gian chăm sóc, nước cũng thiếu, vậy là nhiều bé đến trường mới được các cô tắm rửa cho. Mà để có nước sạch sinh hoạt (nước được lọc thô) các cô phải đi bộ xin cách lớp 5 km

Cận cảnh lớp học của cô, trò vùng cao - nơi đầu tiên
“Ở đây mùa đông lạnh kéo dài và cắt da, cắt thịt. Nhìn các con thiếu áo, thiếu chăn ấm không tài nào ngủ mà chúng tôi thương lắm. 1-2 năm gần đây nhờ các nhóm Thiện nguyện ủng hộ, các con đã có được giấc ngủ ngon hơn”,  cô Hà chia sẻ 

Cận cảnh lớp học của cô, trò vùng cao - nơi đầu tiên
Mùa hè ở đây thì lại vô cùng nóng, tuy đã có trường mới, được lắp quạt điện, nhưng do chưa có điện nên các cô vẫn phải vừa dạy vừa thay nhau quạt cho các con 

Cận cảnh lớp học của cô, trò vùng cao - nơi đầu tiên
Là lớp cắm bản xa trung tâm và điều kiện kinh phí hỗ trợ còn hạn chế nên tất cả các công việc ở lớp đều do các cô tự lo liệu. Nhiều khi thiếu đồ chơi, hay dụng cụ học tập các cô đều phải tự trích từ lương của mình để sắm.


Cận cảnh lớp học của cô, trò vùng cao - nơi đầu tiên
Theo chính sách của nhà nước, các bé ở đây được đi học miễn phí hoàn toàn và hỗ trợ tiền ăn 5000 đồng/ngày Với nguồn kinh phí hạn hẹp, và rất xa chợ (chợ gần nhất cách lớp gần 40km). Để đảm bảo các con có bữa ăn tươi ngon và đủ chất, bên cạnh gạo cho con do bố mẹ đóng góp, các cô phải tự tay trồng rau nuôi gà để cải thiện. 

Cận cảnh lớp học của cô, trò vùng cao - nơi đầu tiên
Với 7 năm “Cắm bản, bám biên” cũng đồng nghĩa với 7 năm cô Hà phải xa gia đình, xa con nhỏ của mình

Cận cảnh lớp học của cô, trò vùng cao - nơi đầu tiên
“Hai đứa nhà em cũng đang tuổi ăn tuổi lớn, chúng cần lắm bàn tay chăm sóc của mẹ. Nhưng dù sao ở nhà bọn trẻ còn nhận được sự chăm sóc của người thân còn ở đây khi tới lớp các con mới được chăm sóc…”

Cận cảnh lớp học của cô, trò vùng cao - nơi đầu tiên
“...Vì thế nhiều khi mới mờ sáng các con đã tự đến lớp, và tối muộn mới chịu về nhà"

Cận cảnh lớp học của cô, trò vùng cao - nơi đầu tiên
"Ở đây ngoài việc chăm sóc và dạy dỗ các con, giáo viên còn kiêm luôn việc hướng dẫn bà con về vệ sinh phòng tránh bệnh thậm chí cả về kế hoạch hóa sinh sản”, cô giáo trẻ tâm sự

Cận cảnh lớp học của cô, trò vùng cao - nơi đầu tiên
“Ở đây không điện, không internet, đường xá cách trở bọn em gần như cách biệt với thế giới bên ngoài. Khi bọn trẻ về hết, mình lại phải tự nghĩ ra đủ thứ việc để làm cho đỡ buồn và nhớ gia đình”, các cô giáo tâm sự

Cận cảnh lớp học của cô, trò vùng cao - nơi đầu tiên
“Khi nào may mắn "vớt" được tý sóng điện thoại nào, nhận được tin nhắn của người thân cả 2 chị em lại cùng nhau ngấu nghiến đọc”...

Cận cảnh lớp học của cô, trò vùng cao - nơi đầu tiên
Có điện để nâng cao cuộc sống, tiếp cận với kiến thức mới không chỉ là ước muốn của cô giáo mầm non bản Sa Pả mà còn là mong muốn của bà con dân tộc miền biên ải

Cận cảnh lớp học của cô, trò vùng cao - nơi đầu tiên
Cô Lê Thị Len, hiệu trưởng mầm non A Mù Sung, tâm sự: "Trường có 24 giáo viên thì phải chia ra 12 điểm cắm bản. Với độ tuổi các giáo viên còn rất trẻ đều mới lập ra đình hoặc mới ra trường. Các giáo viên ở đây phải sống, sinh hoạt và giảng dạy trong môi trường thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Họ rất cần sự quan tâm, chia sẻ và chính sách hỗ trợ nhiều hơn nữa để yên tâm bám bản và dấn thân cống hiến"

Chia sẻ