Căn bếp 7m² ngăn nắp cùng bí quyết sắp xếp đồ siêu gọn đẹp của mẹ Việt ở Singapore

MH,
Chia sẻ

Với những người đam mê nấu nướng, chắc chắn sẽ "phải lòng" ngay khi ngắm nhìn từng khu vực ngăn nắp trong căn bếp của người phụ nữ Việt ở Singapore.

Chị Huyền Dupasquier là một người yêu thích nấu nướng. Mỗi ngày, dù bận rộn đến đâu, chị đều dành thời gian để được đứng ở góc bếp nhỏ, chế biến những món ăn, đồ uống mà các thành viên trong gia đình yêu thích.

Chị Huyền cho biết, nhà chị chuyển từ Thụy Sĩ sang Singapore theo công việc của chồng. Vì là lưu trú theo thời hạn lao động, không phải định cư nên chị Huyền chỉ được quyền mua condo. Condo thường có diện tích bếp hạn hẹp.

Vì thế, tất cả những đồ gia dụng hay dụng cụ nấu nướng, ăn uống, đồ gia vị đều được chị sắp xếp ngăn nắp theo căn bếp được set up sẵn. "Nếu được chọn khác đi, mình muốn chọn căn bếp có diện mạo mộc mạc với chất liệu gỗ tự nhiên, đậm chất rustic", chị Huyền tâm sự.

Căn bếp 7m2 ngăn nắp cùng bí quyết sắp xếp đồ siêu gọn đẹp của mẹ Việt ở Singapore - Ảnh 1.

Căn bếp nhỏ nhưng được chị Huyền Dupasquier khéo léo sắp xếp gọn gàng.

Căn bếp 7m2 ngăn nắp cùng bí quyết sắp xếp đồ siêu gọn đẹp của mẹ Việt ở Singapore - Ảnh 2.

Mỗi ngăn đựng đồ đều được sắp xếp khoa học.

Điều duy nhất chị làm để cải tạo lại căn bếp mở vào phòng khách với diện tích khiêm tốn 7m2, không có tường để đóng giá kệ, không có chỗ cho máy rửa bát, là làm lại bàn bếp, "hy sinh" một ngăn tủ phía dưới bàn bếp để lắp máy rửa bát; lắp bộ tủ có ngăn nhấn mở tự động của hiệu Blum (Bỉ) xuống phía dưới mặt bar để làm chỗ chứa đồ, mua bộ giá đựng gia vị để xếp toàn bộ gia vị vào ngăn tủ dưới mặt bếp cho gọn gàng và tiện lấy nhất, thay bồn rửa đôi nhỏ thành bồn đơn với cỡ lớn hơn. Việc vào bếp vì thế cũng trở nên dễ thở hơn rất nhiều.

Căn bếp 7m2 ngăn nắp cùng bí quyết sắp xếp đồ siêu gọn đẹp của mẹ Việt ở Singapore - Ảnh 3.

Không gian màu sáng với đèn ấm cúng.

Căn bếp 7m2 ngăn nắp cùng bí quyết sắp xếp đồ siêu gọn đẹp của mẹ Việt ở Singapore - Ảnh 4.

Góc bếp gọn xinh là nơi chị Huyền tìm cảm hứng nấu nướng mỗi ngày.

Căn bếp 7m2 ngăn nắp cùng bí quyết sắp xếp đồ siêu gọn đẹp của mẹ Việt ở Singapore - Ảnh 5.

Chị Huyền Dupasquier hiện đang sống ở Singapore.

Với nhiều kinh nghiệm sắp xếp đồ đạc, tạo một góc bếp ngăn nắp, ưa nhìn, giúp không gian sống thêm tiện ích và gọn gàng, chị Huyền cho chia sẻ khá nhiều bí quyết:

- "Bỏ tủ treo tường, chúng rất vô dụng. Thứ nhất là cao, không tiện lấy. Thứ hai là thực phẩm thường bị bỏ quên do khuất tầm nhìn. Thứ ba là dễ làm tổ cho gián, chuột. Thứ tư là khó lau dọn.

- Làm các thanh giá gỗ đơn giản chạy dài trên tường để bày gia vị, thực phẩm khô, thậm chí bát đĩa, người hay nấu nướng muốn mọi thứ nằm trong tầm mắt. Khi làm giá, nhớ đóng/thiết kế sao cho khoảng cách giữa các tầng giá kê, có tầng cao 52cm để các loại máy móc (máy ép quả, máy xay sinh tố…); tầng cao tối thiểu 35cm để chai lọ; những hộp, lọ thấp hơn, nên giữ khoảng cách chiều cao thấp hơn để tránh lãng phí không gian.

- Nên dùng bếp ga thay vì bếp từ, nếu bạn thực sự yêu nấu nướng. Mình thay bếp từ vì lý do bất đắc dĩ, cần sạch, và vì rồi mình sẽ phải bán/ chuyển đi trong tương lai. Cách tỏa nhiệt của bếp từ không giống bếp ga, khi phải nấu các món đặc biệt nhạy cảm về nhiệt độ, bếp từ thật sự là thảm họa… Chưa kể, bếp từ không có lửa ngọn, đôi khi rất bất tiện với các món cần đốt lửa.

Căn bếp 7m2 ngăn nắp cùng bí quyết sắp xếp đồ siêu gọn đẹp của mẹ Việt ở Singapore - Ảnh 6.

Những ngăn tủ nhìn là mê.

Căn bếp 7m2 ngăn nắp cùng bí quyết sắp xếp đồ siêu gọn đẹp của mẹ Việt ở Singapore - Ảnh 7.

Chị luôn phân loại và sắp xếp hợp lý.

Căn bếp 7m2 ngăn nắp cùng bí quyết sắp xếp đồ siêu gọn đẹp của mẹ Việt ở Singapore - Ảnh 8.

Góc để đồ khô.

Căn bếp 7m2 ngăn nắp cùng bí quyết sắp xếp đồ siêu gọn đẹp của mẹ Việt ở Singapore - Ảnh 9.

Các lọ gia vị được sắp xếp ngăn nắp, dễ tìm kiếm khi cần.

Không gian bếp luôn gọn đẹp đầy cảm hứng.

- Nếu bếp nhỏ, không có đủ chỗ để thực phẩm khô, nên làm giá kệ áp tường và cao tới trần, tận dụng những chỗ còn trống, không nhất thiết mọi thứ thuộc về bếp núc cứ phải nằm gọn ở trong bếp.

- Bỏ kiểu bồn rửa đôi chật hẹp, vô dụng, dùng một bồn chữ nhật có chiều dài tối thiểu 65x45cm, sẽ tiện cho việc rửa những vật dụng lớn.

- Nồi niêu, vật dụng làm bếp nên mua thứ mình thực sự cần và vừa đủ, mua lẻ bộ. Sáng tạo linh hoạt, sử dụng một món đồ cho nhiều việc khác nhau, ví dụ như một chiếc chảo sâu lòng có nắp đậy cao vồng có thể dùng cho việc rán nổi dầu, xào, nấu canh, rang, kê xửng/gi hấp. Không nên mua cả series của một hãng chỉ vì trông đẹp mắt".

Căn bếp 7m2 ngăn nắp cùng bí quyết sắp xếp đồ siêu gọn đẹp của mẹ Việt ở Singapore - Ảnh 11.

Góc thưởng trà.

Căn bếp 7m2 ngăn nắp cùng bí quyết sắp xếp đồ siêu gọn đẹp của mẹ Việt ở Singapore - Ảnh 12.

Chị yêu thích những giây phút thảnh thơi thưởng trà.

Không gian đẹp mắt, ngăn nắp.

Theo kinh nghiệm của chị Huyền, trong bếp chỉ cần khoảng 8 loại nồi niêu, cụ thể như sau:

1. Chảo sâu lòng (wok) có vung đậy.

Loại chảo sâu lòng kiểu Á mà người Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan dùng cho các món xào lửa lớn, không phải kiểu chảo có chống dính với thành cao nhưng đế dẹt kiểu Tây. Đây thực sự là thứ mà một người hay nấu ăn không thể nào không có. Bạn có thể dùng nó cho mọi hình thức nấu, như chiên nổi dầu, xào lửa lớn, rang, hấp (nếu kê xửng hấp vào trong), sốt, thậm chí kho, nấu canh, luộc spaghetti... Vô cùng đa năng!

Với loại chảo này, các bạn không nên mua chiếc có chống dính, để khi dùng thìa, cây xúc đảo trộn được thoải mái. Nếu chọn được chiếc có gi để gác lên thành chảo cho đồ chiên ráo mỡ thì càng tốt.

2. Chảo dẹt cỡ trung bình - lớn và có chống dính.

Tính sao đủ để bạn rán cá nguyên con. Chảo này có thể dùng dán steak và mọi thứ khác, nên mua loại đế tương đối dày.

3. Chảo chống dính cỡ nhỏ: Dùng để làm được 1 trứng omelette, rán được bánh như pancake thì vừa khuôn tròn mà không bị chảy méo.

Chị yêu thích chế biến nhiều món ăn ngon trong căn bếp nhỏ.

4. Một nồi lớn đủ để luộc nguyên một con gà to, đủ để nấu một nồi nước dùng phở cho 4, 5 người, vì chắc chắn là các bạn sẽ cần đến nó. Bề rộng của nồi chừng 24 cm, chiều cao 15 cm là vừa đẹp.

5. Nồi nhỏ vừa để nấu canh, soup và những món nước (đồng thời có thể dùng cho các món hầm, kho được). Chiếc này chỉ cần có bề rộng khoảng 20 cm, chiều cao 13 cm là đủ.

6. Nồi nhỏ, còn gọi là "saucepan", rộng 15 cm, cao 7 cm, có cán cầm dài. Bạn có thể dùng nồi này nấu các loại xốt, luộc trứng, làm kẹo đắng (nước hàng)... Nói chung là những thứ có dung lượng nhỏ. Nếu không có nó, có lúc bạn sẽ thấy bức bối, người ta không thể luộc hai quả trứng trong một cái nồi nấu canh vài lít.

7. Nếu có thể, nên mua một cái nồi đất nhỏ (clay pot) dành riêng cho các món kho.

8. Nồi áp suất. Không những cần nó cho các nguyên liệu cứng đầu cứng cổ kiểu thịt bò gân, nồi áp suất còn có thể dùng để hầm măng cho nhanh mềm mà đỡ được việc bị ám mùi khắp nhà, các món kho nhừ như cá có nhiều xương nhỏ (cá trích với cà chua, thịt kho kiểu Tàu miếng lớn... ). Với nồi áp suất, nên mua hiệu tốt vì dùng lâu dài, và mua cỡ lớn, vì có lúc bạn sẽ bực bội khi cái nồi không đủ lớn để làm món hầm cho khoảng 5 người.

Căn bếp 7m2 ngăn nắp cùng bí quyết sắp xếp đồ siêu gọn đẹp của mẹ Việt ở Singapore - Ảnh 15.

Căn bếp 7m2 ngăn nắp cùng bí quyết sắp xếp đồ siêu gọn đẹp của mẹ Việt ở Singapore - Ảnh 16.

Căn bếp 7m2 ngăn nắp cùng bí quyết sắp xếp đồ siêu gọn đẹp của mẹ Việt ở Singapore - Ảnh 17.

Căn bếp 7m2 ngăn nắp cùng bí quyết sắp xếp đồ siêu gọn đẹp của mẹ Việt ở Singapore - Ảnh 18.

Căn bếp 7m2 ngăn nắp cùng bí quyết sắp xếp đồ siêu gọn đẹp của mẹ Việt ở Singapore - Ảnh 19.

Với rất nhiều những kinh nghiệm thú vị, căn bếp của chị Huyền luôn mang lại cảm hứng để chị chế biến các món ngon hàng ngày. Góc bếp cũng luôn gọn gàng và ấm cúng nhờ việc lựa chọn đồ đạc cũng như cách sắp xếp gọn gàng của chị.

Nguồn ảnh: NVCC

Chia sẻ