Căn bệnh khiến diễn viên Tùng Dương phải nhập viện vì co giật liên tục nguy hiểm thế nào?
Mắc phải chứng nhiễm độc thần kinh, diễn viên chuyên đóng vai phản diện Tùng Dương phải đi cấp cứu giữa đêm làm không ít fan hâm mộ lo lắng.
Bị nhiễm độc thần kinh, diễn viên Tùng Dương lên cơn co giật đến nỗi phải đi cấp cứu ngay
Mới đây, trên mạng xã hội xôn xao thông tin nam diễn viên quen mặt của làng điện ảnh Việt - Nguyễn Đỗ Tùng Dương bị bệnh nặng, phải đi cấp cứu giữa đêm khiến ai cũng lo lắng. Nam diễn viên Tùng Dương vốn nổi tiếng từ những vai diễn phản diện, ghi dấu ấn trong một số phim như Dòng sông phẳng lặng, Khi đàn chim trở về... và đặc biệt là series phim Cảnh sát hình sự, gần đây nhất là phim Người phán xử.
Thông tin diễn viên Tùng Dương bị bệnh nặng, phải đi cấp cứu giữa đêm khiến ai cũng lo lắng.
Hiện tại, các bác sĩ vẫn tiếp tục theo dõi và hội chẩn để đánh giá mức độ nhiễm độc thần kinh nhằm có phác đồ điều trị tốt nhất. Ngay sau thông tin về bệnh tật của nam diễn viên được chia sẻ, các bạn bè của nam diễn viên đã nhanh chóng bày tỏ sự quan tâm cũng như lo lắng của anh. Thậm chí, nhiều người còn lo lắng vào các hội nhóm để hỏi mọi người về cách chữa bệnh.
Sau 1 tuần điều trị tích cực, những cơn co giật của nam diễn viên đã giảm hẳn, nhận thức tốt hơn, điều khiển ngôn ngữ lưu loát hơn.
Hội chứng nhiễm độc thần kinh nguy hiểm như thế nào?
Nhiễm độc thần kinh được hiểu đơn giản là tình trạng các chất độc hại sau khi vào cơ thể đã tấn công vào não và hệ thần kinh trung ương. Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI), khi bị nhiễm độc thần kinh, người bệnh có một loạt các biểu hiện. Biểu hiện đầu tiên của nhiễm độc thần kinh là co đồng tử, đau mắt, mắt nhìn bị mờ, tăng tiết dịch hầu họng.
Biểu hiện đầu tiên của nhiễm độc thần kinh là co đồng tử, đau mắt, mắt nhìn bị mờ, tăng tiết dịch hầu họng.
Khi các chất độc thần kinh xâm nhập vào máu, nguyên nhân thông thường là do hít phải hơi của loại chất độc này, bệnh nhân có biểu hiện buồn nôn, nôn, đau quặn bụng, giật cơ, khó thở, huyết động không ổn định, mất ý thức lên cơn co giật, ngừng thở trung ương. Những triệu chứng này xuất hiện cực nhanh sau khi hít phải hơi độc, chỉ vài giây đến vài phút.
Nếu không hít phải hơi chất độc thần kinh mà tiếp xúc với dung dịch gây nhiễm độc thần kinh, bệnh nhân có biểu hiện vã mồ hôi, giật bó cơ cục bộ. Khi đi vào trong cơ, các chất độc từ dung dịch len lỏi vào tuần hoàn và gây ra những triệu chứng tương tự như hít phải chất độc thần kinh.
Ở mức độ nhẹ nhất, người bị nhiễm độc thần kinh có biểu hiện giảm khả năng suy luận, gây mất trí nhớ, rối loạn giao tiếp, can thiệp vào chức năng vận động và làm suy giảm sức khỏe một cách gián tiếp bằng cách giảm các chức năng.
Ở mức độ nhẹ nhất, người bị nhiễm độc thần kinh có biểu hiện giảm khả năng suy luận, gây mất trí nhớ, rối loạn giao tiếp...
Mặc dù có cơ chế bù đắp và thích nghi ở hệ thần kinh nhưng giới chuyên gia nhận định, nhiều loại tổn thương cho hệ thần kinh rất khó phục hồi. Nhiều tế bào thần kinh mới không được hình thành, dẫn đến suy giảm chức năng, thậm chí là mất chức năng vĩnh viễn. Trong khi đó có nhiều hiệu ứng khó phát hiện ở cá nhân như suy giảm chỉ số IQ.
Điều này thực sự đáng lo ngại nếu xảy ra ở phần lớn dân số. Do đó, ngăn ngừa thiệt hại cho hệ thần kinh là mục tiêu chính của chính sách xã hội, y học và sức khỏe cộng đồng.
Theo Health, nguyên nhân dẫn đến hội chứng nhiễm độc thần kinh rất rộng lớn, có thể do yếu tố nghề nghiệp, lối sống, phơi nhiễm với thực phẩm, thuốc và chất phóng xạ. Những chất độc không chỉ tác động độc hại đến môi trường như các chất gây ô nhiễm không khí, đất và nước nữa mà đều là căn nguyên dẫn đến nhiễm độc thần kinh.
Có thể nói, nhiễm độc thần kinh là một khái niệm rất rộng, bao gồm nhiều loại nhiễm độc khác nhau. Để phòng tránh nhiễm độc thần kinh, mỗi người cần duy trì lối ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, tránh xa bia rượu, chất kích thích, tăng cường tập luyện, tránh xa hóa chất độc hại, sống ở nơi có không khí trong lành, nhiều cây xanh… Khi có biểu hiện nhiễm độc thần kinh cần nhanh chóng đi khám chữa, tránh biến chứng nặng, tích cực điều trị bằng thuốc men.
(Nguồn: NCBI, Health)