Cải xanh nhiễm rất nhiều kí sinh trùng
Không chỉ các loại rau thuỷ sinh mới nhiễm ký sinh trùng (KST), mà các loại rau trồng trên cạn như rau cải xanh, rau diếp… đều nhiễm giun tóc, giun móc, sán… do tưới bằng nước thải sinh hoạt.
Nhiễm sán ruột vì nộm rau muống, cải cuốn bò
Mang thai, chị Nguyễn Hải Hà ở Thanh Xuân, Hà Nội bỗng dưng nghiện món bò cuốn lá cải. Lo ngại rau ở thành phố không sạch, mỗi tuần, mẹ chị ở phường Hạ Lộc, Nam Định đều gửi rau “sạch” mua của những người dân xung quanh nhà để gửi lên cho con. Yên tâm là rau trồng ở quê, không có thuốc sâu, nên chị Hà thoải mái ăn món bò cuốn cải ưa thích.
Đến khi mang thai được 6 tháng, chị thấy người hay mệt, da xanh xao, nhưng lại nghĩ do mang thai, chưa bổ sung đủ lượng sắt gây thiếu máu nên chị tăng cường uống viên sắt, rồi tăng tần xuất ăn thịt bò để bổ máu… nhưng tình trạng vẫn không được cải thiện. Đến khi đến viện làm thủ tục để chuẩn bị sinh đẻ, bác sĩ thấy thai phụ có dấu hiệu thiếu máu nhẹ mới hỏi tiền sử ăn uống, việc uống sắt bổ sung… thì mới nghi ngờ bệnh nhân nhiễm giun sán do hay ăn rau sống nên đã xét nghiệm phân và khẳng định sản phụ bị nhiễm giun sán nặng. Ngay sau đó, chị Hà được tẩy giun bằng thuốc dùng được cho phụ nữ mang thai và tình trạng thiếu máu, mệt mỏi đã được cải thiện.
Còn anh Thế Khương (Tập thể Nam Thành Công, Hà Nội) lại được khẳng định nhiễm giun sán do một món ăn khoái khẩu khác là nộm rau muống. Rất thích món nộm rau muống bóp gỏi, trộn lạc nên anh thường xuyên được vợ làm cho ăn. Đã từng đọc báo thấy nói các loại rau thuỷ sinh tỉ lệ nhiễm KST cao, nên vợ anh luôn cẩn thận, chỉ chọn rau muống cạn dù ống rau không được to, giòn như rau muống nước. Thời gian gần đây, anh thường xuyên có biểu hiện đau bụng, rối loạn tiêu hóa, khi thì phân sống, khi thì lại tiêu chảy nhưng anh vẫn chỉ tự uống thuốc ở nhà mà không đi khám. Đến khi có biểu hiện phù toàn thân, phù mặt, phù thành bụng… anh mới vội tới Viện Sốt rét và Kí sinh trùng TƯ khám mới được khẳng định, nhiễm sán lá ruột nhỏ.
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Đề, Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng - Đại học Y Hà Nội, rất nhiều người có suy nghĩ, chỉ những rau thuỷ sinh mới bị nhiễm KST do trồng dưới nước. Tuy nhiên, thực tế là có rất nhiều loại rau được trồng trên cạn nhưng lại được tưới bằng nguồn nước thải sinh hoạt nên cũng nhiễm KST này. Do ăn phải các loại rau nhiễm KST nhưng chưa được nấu chín, nên KST từ rau bám vào ruột non, kí sinh và trưởng thành, gây bệnh giun sán.
Cải xanh nhiễm ký sinh trùng nhiều nhất
Kết quả nghiên cứu về mầm bệnh ký sinh trùng trên rau được tưới bằng nước thải tại thành phố và nông thôn tỉnh Nam Định do PGS Đề và các cộng sự tại trường Đại học Y Hà Nội thực hiện cho thấy, trong tổng 660 mẫu rau tưới bằng nước thải thì tỷ lệ nhiễm KST là 9,1%, trong đó, tỉ lệ nhiễm KTS rau ở nông thôn cao hơn thành phố. Trong đó, nhiễm trứng giun đũa là 2,4%, giun tóc là là 2,2%, nhiễm ấu trùng giun móc/lươn 3,6%, nhiễm trứng sán lá gan nhỏ/sán lá ruột nhỏ là 0,3 (ở nông thôn) và 0,9% (ở thành phố), tỷ lệ nhiễm đơn bào chung 53% và 72,2% trong đó có khả khuẩn E.coli và bào nang amíp… Theo PGS Đề, tập quán tưới cho rau bằng nước thải sinh hoạt là một tập quán phổ biến tại Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân khiến các loại rau được trồng trên cạn nhưng vẫn nhiễm KST.
“Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn 660 mẫu rau, gồm các loại rau muống, rau cải xanh, rau cần, rau ngổ, rau cải xoong, rau diếp được người dân trồng tại phường Lộc Hạ, TP Nam Định và ở xã Hải Hoà. Ngoài các loại rau thủy sinh như rau cần, rau ngổ, cải xong thì ba loại còn lại chồng trên cạn, hầu như loại nào cũng có mẫu nhiễm KST, trong đó, tỷ lệ nhiễm cao nhất là ở rau cải xanh”, PGS Đề nói. Theo đó, tại xã Hải Hòa, trong 55 mẫu rau muống thì có 8 mẫu dương tính với KST, gồm gin đũa (1), giun tóc (2), giun móc (4), sán lá gan nhỏ (1). Còn với rau cải xanh thì trong 55 mẫu có 10 mẫu dương tính KST, trong đó 2 nhiễm giun đũa, 1 nhiễm giun tóc, 4 mẫu nhiễm giun móc và 2 nhiễm angios trongylus, một mẫu nhiễm sán lá gan nhỏ. Tiếp đến là rau diếp với 9/55 mẫu dương tính với KST. Còn kết quả xét nghiệm đơn bào thì các loài rau đều có nhiễm đơn bào, với tỷ lệ chung là 72,6%, trong đó nhiễm E.coli là 9,4%, Cryptosporidiun 35,2%... Tương tự, các mẫu rau tưới bằng nước thải ở thành phố cũng có tỉ lệ nhiễm KST cao. Trong 330 mẫu thì 27 mẫu dương tính, trong đó cải xanh, rau diếp tỉ lệ nhiễm cao nhất (7/55 mẫu), tiếp đến là rau muống (6/55 mẫu).
Tuy nhiên, theo PGS Đề, với tỷ lệ giun sán chiếm gần 10% trên rau vừa thu hoạch chưa qua rửa thì cũng không phải là cao đột biến và hoàn toàn có thể dùng phương pháp rửa rau dưới vòi nước chảy để loại bỏ trứng giun sán, ký sinh trùng trên rau. Đặc biệt PGS Đề cũng nhấn mạnh, để phòng bệnh giun sán, nếu chỉ kiêng ăn sống các loại rau thuỷ sinh chưa đủ, mà các loại rau trồng trên cạn cũng cần được nấu chín.
“Vì dù rửa rau dưới vòi nước chảy, nhưng một vài mầm bệnh, chủ yếu là sán lá gan lớn vẫn không thể trôi hết do ấu trùng sán lá gan lớn cắm chắc trong thành rau. Nên việc nấu chín là vô cùng quan trọng, KST sẽ bị tiêu diệt hết, không gây hại gì đến sức khoẻ người sử dụng”, PGS Đề nói.
Mang thai, chị Nguyễn Hải Hà ở Thanh Xuân, Hà Nội bỗng dưng nghiện món bò cuốn lá cải. Lo ngại rau ở thành phố không sạch, mỗi tuần, mẹ chị ở phường Hạ Lộc, Nam Định đều gửi rau “sạch” mua của những người dân xung quanh nhà để gửi lên cho con. Yên tâm là rau trồng ở quê, không có thuốc sâu, nên chị Hà thoải mái ăn món bò cuốn cải ưa thích.
Kết quả xét nghiệm 110 mẫu rau cải tại nông thôn và thành phố Nam Định, thì có 17 mẫu dương tính với KST
Đến khi mang thai được 6 tháng, chị thấy người hay mệt, da xanh xao, nhưng lại nghĩ do mang thai, chưa bổ sung đủ lượng sắt gây thiếu máu nên chị tăng cường uống viên sắt, rồi tăng tần xuất ăn thịt bò để bổ máu… nhưng tình trạng vẫn không được cải thiện. Đến khi đến viện làm thủ tục để chuẩn bị sinh đẻ, bác sĩ thấy thai phụ có dấu hiệu thiếu máu nhẹ mới hỏi tiền sử ăn uống, việc uống sắt bổ sung… thì mới nghi ngờ bệnh nhân nhiễm giun sán do hay ăn rau sống nên đã xét nghiệm phân và khẳng định sản phụ bị nhiễm giun sán nặng. Ngay sau đó, chị Hà được tẩy giun bằng thuốc dùng được cho phụ nữ mang thai và tình trạng thiếu máu, mệt mỏi đã được cải thiện.
Còn anh Thế Khương (Tập thể Nam Thành Công, Hà Nội) lại được khẳng định nhiễm giun sán do một món ăn khoái khẩu khác là nộm rau muống. Rất thích món nộm rau muống bóp gỏi, trộn lạc nên anh thường xuyên được vợ làm cho ăn. Đã từng đọc báo thấy nói các loại rau thuỷ sinh tỉ lệ nhiễm KST cao, nên vợ anh luôn cẩn thận, chỉ chọn rau muống cạn dù ống rau không được to, giòn như rau muống nước. Thời gian gần đây, anh thường xuyên có biểu hiện đau bụng, rối loạn tiêu hóa, khi thì phân sống, khi thì lại tiêu chảy nhưng anh vẫn chỉ tự uống thuốc ở nhà mà không đi khám. Đến khi có biểu hiện phù toàn thân, phù mặt, phù thành bụng… anh mới vội tới Viện Sốt rét và Kí sinh trùng TƯ khám mới được khẳng định, nhiễm sán lá ruột nhỏ.
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Đề, Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng - Đại học Y Hà Nội, rất nhiều người có suy nghĩ, chỉ những rau thuỷ sinh mới bị nhiễm KST do trồng dưới nước. Tuy nhiên, thực tế là có rất nhiều loại rau được trồng trên cạn nhưng lại được tưới bằng nguồn nước thải sinh hoạt nên cũng nhiễm KST này. Do ăn phải các loại rau nhiễm KST nhưng chưa được nấu chín, nên KST từ rau bám vào ruột non, kí sinh và trưởng thành, gây bệnh giun sán.
Cải xanh nhiễm ký sinh trùng nhiều nhất
Kết quả nghiên cứu về mầm bệnh ký sinh trùng trên rau được tưới bằng nước thải tại thành phố và nông thôn tỉnh Nam Định do PGS Đề và các cộng sự tại trường Đại học Y Hà Nội thực hiện cho thấy, trong tổng 660 mẫu rau tưới bằng nước thải thì tỷ lệ nhiễm KST là 9,1%, trong đó, tỉ lệ nhiễm KTS rau ở nông thôn cao hơn thành phố. Trong đó, nhiễm trứng giun đũa là 2,4%, giun tóc là là 2,2%, nhiễm ấu trùng giun móc/lươn 3,6%, nhiễm trứng sán lá gan nhỏ/sán lá ruột nhỏ là 0,3 (ở nông thôn) và 0,9% (ở thành phố), tỷ lệ nhiễm đơn bào chung 53% và 72,2% trong đó có khả khuẩn E.coli và bào nang amíp… Theo PGS Đề, tập quán tưới cho rau bằng nước thải sinh hoạt là một tập quán phổ biến tại Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân khiến các loại rau được trồng trên cạn nhưng vẫn nhiễm KST.
“Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn 660 mẫu rau, gồm các loại rau muống, rau cải xanh, rau cần, rau ngổ, rau cải xoong, rau diếp được người dân trồng tại phường Lộc Hạ, TP Nam Định và ở xã Hải Hoà. Ngoài các loại rau thủy sinh như rau cần, rau ngổ, cải xong thì ba loại còn lại chồng trên cạn, hầu như loại nào cũng có mẫu nhiễm KST, trong đó, tỷ lệ nhiễm cao nhất là ở rau cải xanh”, PGS Đề nói. Theo đó, tại xã Hải Hòa, trong 55 mẫu rau muống thì có 8 mẫu dương tính với KST, gồm gin đũa (1), giun tóc (2), giun móc (4), sán lá gan nhỏ (1). Còn với rau cải xanh thì trong 55 mẫu có 10 mẫu dương tính KST, trong đó 2 nhiễm giun đũa, 1 nhiễm giun tóc, 4 mẫu nhiễm giun móc và 2 nhiễm angios trongylus, một mẫu nhiễm sán lá gan nhỏ. Tiếp đến là rau diếp với 9/55 mẫu dương tính với KST. Còn kết quả xét nghiệm đơn bào thì các loài rau đều có nhiễm đơn bào, với tỷ lệ chung là 72,6%, trong đó nhiễm E.coli là 9,4%, Cryptosporidiun 35,2%... Tương tự, các mẫu rau tưới bằng nước thải ở thành phố cũng có tỉ lệ nhiễm KST cao. Trong 330 mẫu thì 27 mẫu dương tính, trong đó cải xanh, rau diếp tỉ lệ nhiễm cao nhất (7/55 mẫu), tiếp đến là rau muống (6/55 mẫu).
Tuy nhiên, theo PGS Đề, với tỷ lệ giun sán chiếm gần 10% trên rau vừa thu hoạch chưa qua rửa thì cũng không phải là cao đột biến và hoàn toàn có thể dùng phương pháp rửa rau dưới vòi nước chảy để loại bỏ trứng giun sán, ký sinh trùng trên rau. Đặc biệt PGS Đề cũng nhấn mạnh, để phòng bệnh giun sán, nếu chỉ kiêng ăn sống các loại rau thuỷ sinh chưa đủ, mà các loại rau trồng trên cạn cũng cần được nấu chín.
“Vì dù rửa rau dưới vòi nước chảy, nhưng một vài mầm bệnh, chủ yếu là sán lá gan lớn vẫn không thể trôi hết do ấu trùng sán lá gan lớn cắm chắc trong thành rau. Nên việc nấu chín là vô cùng quan trọng, KST sẽ bị tiêu diệt hết, không gây hại gì đến sức khoẻ người sử dụng”, PGS Đề nói.
Theo Hồng Hải
Dân trí
Dân trí