Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong ngày hè

Hương - Theo Studychannel,
Chia sẻ

Ngộ độc thực phẩm về cơ bản nguy hiểm cho sức khỏe do ăn đồ ăn bị ô nhiễm gây ra. Mức độ ngộ độc thức ăn tùy thuộc vào mức độ kém vệ sinh của thức ăn đó.

Đặc trưng của mùa hè là có nhiệt độ cao, độ ẩm cũng cao. Môi trường này là điều kiện rấ́t tốt cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, dẫn tới ô nhiễm hoặc dễ làm cho thức ăn ôi thiu nếu không bảo quản cẩn thận.

Vào mùa hè, nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng gấp nhiều lần so với các mùa khác trong năm. Trẻ em và những người có hệ miễn dịch kém thường là “nạn nhân” chính bị ngộ độc thực phẩm. Bởi vào mùa hè, trẻ em không phải đến trường nên có xu hướng ăn uống nhiều hơn và nguy cơ ngộ độc cũng cao hơn.
 

Một số nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

1. Xử lý thực phẩm hoặc nấu nướng món ăn không đúng cách.

2. Thức ăn để ngoài không khí nóng quá lâu.

3. Ăn uống ngoài đường, vỉa hè, nhất là ở những hàng quán mất vệ sinh.

4. Thường xuyên ôm ấp, âu yếm các con vật nuôi khiến trẻ em dễ bị dính lông của những con vật này và lại dính vào thức ăn và đưa vào miệng.

5. Thức ăn không được nấu chín kĩ để “tiêu diệt” các vi khuẩn, thay vào đó, vi khuẩn có cơ hội nhân lên và phá hủy thức ăn.

6. Hoa quả và rau xanh chưa được rửa sạch đúng cách.

7. Nấu đồ ăn với nước bị ô nhiễm
 

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm

Những người bị ngộ độc thực phẩm thường bị đau bụng, nôn mửa, sốt nhẹ rồi dẫn chuyển sang sốt cao, mất nước và một số trường hợp bị tiêu chảy.

Phòng ngừa và điều trị ngộ độc thực phẩm

Về cơ bản, để phòng ngừa ngộ độc thức ăn, hãy tuân thủ các nguyên tắc sau:

1. Giữ tay sạch bằng cách rửa kỹ bằng nước sạch và xà phòng.

2. Bảo quản đồ ăn thừa và các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh nếu chưa cần dùng đến.

3. Nấu thức ăn chín hoàn toàn với nhiệt độ thích hợp và lưu giữ trong hộp sạch sẽ một cách cẩn thận.

4. Không để trẻ ăn uống linh tinh bên ngoài, và nên cho trẻ uống nhiều nước để loại bỏ các độc tố trong cơ thể.

5. Không tiếc rẻ đồ ăn cũ có dấu hiệu bị hỏng. Kiểm tra kỹ lưỡng thời hạn sử dụng của các loại thực phẩm đóng gói trước khi sử dụng.

6. Các loại thức ăn có gia vị sẽ dễ bị hỏng hơn, nhất là với các món ăn có hành, tỏi. Do đó, cần bảo quản những đồ ăn này hết sức cẩn thận.
 

Điều trị ngộ độc thực phẩm

Ở mức độ ngộ độc thực phẩm nhẹ, bạn có thể khắc phục hậu quả bằng biện pháp đơn giản như bù nước (uống nhiều nước lọc sạch và ăn nhẹ). Nếu các triệu chứng không thuyên giảm mà có dấu hiệu nặng thêm thì nhất định phải đi khám càng sớm càng tốt.

Phòng ngừa là cách chữa bệnh tốt nhất trong hàng loạt các biện pháp đối phó với các vấn đề ngộ độc thực phẩm trong mùa hè. Vậy nên, các bà nội trợ hãy lưu ý để tránh những rủi ro đáng tiếc này cho gia đình mình, nhất là cho những đứa trẻ nhà mình.

Chia sẻ