Cách cắt cơn thèm đồ uống lạnh trong những ngày có kinh nguyệt

XT,
Chia sẻ

Chắc hẳn các chị em đều biết không nên uống đồ lạnh trong những ngày đèn đỏ. Tuy hậu quả sau khi uống đồ lạnh trong những ngày này là có thật nhưng cơn thèm cũng là khó tránh. Vậy giải pháp là gì?

Tại sao bạn lại bị hấp dẫn bởi đồ uống lạnh trong kỳ kinh nguyệt?

Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc biệt vào những lúc trưa hè, bạn dễ "nghiện" cảm giác dễ chịu bằng kích thích làm mát bằng miệng. Thêm vào đó, trước hoặc trong ngày đèn đỏ, phụ nữ thường cảm thấy nóng trong người hơn.

Chúng ta bị nước lạnh thu hút để giúp cơ thể hạ nhiệt độ nhanh, ngăn tiết mồ hôi quá nhiều, hạn chế mất nước. Cơ thể chúng ta cần nước cho quá trình hydrat hóa và nhiệt độ có ảnh hưởng đến quá trình hydrat hóa. Nghiên cứu khoa học cho thấy, nước lạnh được cơ thể hấp thụ nhanh hơn nước ấm và là sự lựa chọn tốt cho quá trình hydrat hóa.

Mách chị em cách dễ dàng cắt cơn thèm đồ uống lạnh trong những ngày có kinh nguyệt - Ảnh 1.

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Medical Hypotheses, vào tháng 10/2014, mọi người muốn nhai đá vì nó kích hoạt phản ứng trong cơ thể nhằm đưa máu lên não nhiều hơn, giúp tỉnh táo hơn. Khi nhai đá, calo lần lượt được đốt cháy nhiều hơn, có nghĩa là sự trao đổi chất trong cơ thể đang tăng cường, đặc biệt trong những tình huống bị tiêu hao nhiều năng lượng như sau khi tập thể dục, hoạt động ngoài trời nắng nóng. Đó là lý do chúng ta bị thu hút vào đồ uống lạnh.

Nhưng mặt trái của uống đồ uống lạnh là gì?

Tuy nhiên, mặt trái của nước lạnh, đặc biệt là nước đá sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa vì các cơ quan gặp lạnh có xu hướng co lại, hoạt động chậm lại. Nếu uống nước đá lạnh vào trước hoặc trong những ngày "đèn đỏ", tử cung và cơ bụng sẽ bị co thắt. Cơ thể phải lấy thêm năng lượng dự trữ để làm ấm chất lỏng đang mát lạnh kia, do đó sẽ dẫn tới khó tiêu, táo bón, co thắt bụng, cảm giác đau xung quanh dạ dày. Đồ lạnh cũng làm giảm nhiệt độ ở ruột khiến ruột khó hấp thụ chất dinh dưỡng thiết yếu.

Mách chị em cách dễ dàng cắt cơn thèm đồ uống lạnh trong những ngày có kinh nguyệt - Ảnh 2.

Chủ động lựa chọn thực phẩm giảm cơn khát trong ngày "đèn đỏ"

Vào trước hoặc trong kỳ kinh, bạn thường có cảm giác thèm thực phẩm ngọt, béo, giàu carbohydrate là do thay đổi nội tiết tố.

Trước khi rụng trứng, nồng độ estrogen tăng lên làm cho bạn cảm thấy tỉnh táo, tràn đầy năng lượng. Nếu không xảy ra thụ tinh, nồng độ estrogen giảm xuống. Lượng đường trong máu có sự điều chỉnh, dẫn đến các cơn thèm này.

Tuy nhiên, nếu bạn dùng các loại thực phẩm chiên, nướng, ít nước, nhiều dầu, nhiều muối, giàu carbohydrate (ví dụ như: khoai tây chiên, hạt rang, bánh mì…) bị các thực phẩm này hấp thụ, giữ nhiều nước. Bạn cảm thấy rất khát sau khi ăn và nhu cầu dùng đồ uống lạnh để giải tỏa nhanh cơn khát. Thêm nữa, khi nạp nhiều đồ ngọt, lượng đường trong máu tăng cao làm thận bị áp lực sản xuất nhiều nước tiểu hơn để loại bỏ glucose dư thừa. Đi tiểu thường xuyên sẽ tăng cảm giác khát (lý do người bị tiểu đường sẽ có cảm giác khát hơn).

Sự mất cân bằng giữa nồng độ estrogen và progesterone vào trước và trong kỳ kinh có thể ảnh hưởng đến thể tích chất lỏng. Trong chu kỳ, cơ thể mất một lượng chất lỏng lẫn tế bào hồng cầu nên bạn càng tăng nhu cầu bù đắp nước.

Mách chị em cách dễ dàng cắt cơn thèm đồ uống lạnh trong những ngày có kinh nguyệt - Ảnh 3.

Vậy nên, ăn những món chứa nhiều nước như rau củ hấp luộc, súp, cháo (ví dụ: cháo ích mẫu, súp kê hạt sen, canh rau củ…) sẽ giúp bạn cảm thấy ít khát. Bổ sung chất béo bằng dầu chất lượng cao (dầu sachi, mè, oliu) thay cho chiên, xào, rán, nướng khi chế biến món ăn. Bạn vẫn cần carbohydrate cho nhu cầu cơ thể nhưng hãy dùng cơm thay bánh mì, bánh nướng mặn ngọt. Người Việt gọi "cơm tẻ là mẹ ruột", bạn có thể chế biến thành các món cơm cuộn để đỡ nhàm chán. Nếu bạn thèm ngọt, bạn nên dùng cốc nước ép cà rốt thay vì ly trà sữa.

Lưu ý: Nói về làm mát, bạn cũng cần lưu ý một số loại trái cây có tính hàn. Theo Đông y, có một số loại trái cây có tính hàn như dưa hấu, thanh long... làm tăng lưu lượng kinh nguyệt.

Mách chị em cách dễ dàng cắt cơn thèm đồ uống lạnh trong những ngày có kinh nguyệt - Ảnh 4.

Giải pháp về tinh thần đẩy lùi cơn thèm ăn mát trong ngày "đèn đỏ"

Khi quá căng thẳng, nồng độ cortisol cao, cơ thể tiêu hao nhiều calo hơn nên bạn sẽ có nhu cầu bổ sung năng lượng bằng phản ứng thèm ăn, thèm ngọt, thèm đồ uống lạnh. Căng thẳng mãn tính khiến tuyến thượng thận hoạt động kém, gây ra chóng mặt, trầm cảm, lo lắng và khát nước cực độ, như một sự nỗ lực để huyết áp tăng lên.

Vậy nên để giảm cơn khát, cơn thèm đồ uống lạnh thì trong kỳ kinh nguyệt, bạn cần thả lỏng cơ thể nhiều hơn, chú ý đến giấc ngủ nhiều hơn. Một số phương pháp hỗ trợ giấc ngủ như: ngâm chân, xoa bóp, matxa cơ thể, xông tinh dầu… Vận động nhẹ nhàng như đi bộ cũng sẽ giúp bạn lưu thông khí huyết và cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên. Nếu có cơ hội, bạn có thể tìm hiểu về thiền, mindfulness sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng căng thẳng mãn tính.

Chia sẻ