Các cô gái hãy cẩn trọng với bệnh khiến mình trở nên xấu xí vô cùng này

TT,
Chia sẻ

"Khuôn mặt tôi trước đây trông chẳng khác nào một quả cà chua và khi đó, tôi còn không thể xác định khi nào những mảng đó xấu xí lại xuất hiện".

Người phụ nữ mắc căn bệnh lạ, da mặt đỏ như quả cà chua

Lex Gillies, 32 tuổi, sống tại Thị trấn Canning, Đông London, được chẩn đoán mắc chứng bệnh da mặt đỏ từ khi còn là sinh viên. Những mảng đỏ xuất hiện, che kín gần hết khuôn mặt. Đầu tiên, Gillies cho rằng đó là do lối sống thiếu lành mạnh của mình gây ra. Nhưng rất nhanh sau đó, căn bệnh lạ bùng phát mỗi ngày. Mặc dù cô đã kỳ công trang điểm, cố che phủ đi những mảng đỏ đáng sợ nhưng không tài nào giấu hết được. 

Đi khám bác sĩ, Gillles được chẩn đoán bị mắc chứng bệnh da mặt đỏ. Hiện không có thuốc chữa căn bệnh này. Nguyên nhân có thể do tình trạng stress, nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại, đồ uống nóng, tắm nước nóng, đồ uống có cồn, thức ăn nhiều gia vị và nước tăng lực. 

bệnh da mặt đỏ
Gilles phải đối mặt với những triệu chứng bệnh.

Gilles nhớ lại: “Khuôn mặt tôi trước đây trông chẳng khác nào một quả cà chua và khi đó, tôi còn không thể xác định khi nào những mảng đó xấu xí lại xuất hiện. Lúc đầu, tôi không biết xử lý thế nào. Da mặt tôi nổi mụn khủng khiếp và là da dầu, lại kết hợp với những mảng vảy khô, nó trở nên đỏ quạch.

Sau khi phát hiện ra sự thật bệnh da mặt đỏ không thể chữa được, tôi vô cùng tuyệt vọng. Chứng bệnh này đã hủy hoại cuộc đời tôi. Sợ nhất là mùa đông, khi tôi phải bước từ trong nhà ấm áp ra ngoài trời lạnh run người, mặt tôi lập tức đỏ ửng lên”. 

Sau khi tốt nghiệp đại học, cô tìm được một công việc về tài chính và nhất định không chịu rời khỏi nhà nếu chưa trang điểm xong. Gilles kể, cô đã quen với việc nhận được quá nhiều lời nhận xét, bình phẩm từ những người xung quanh. Họ thường hỏi có phải cô bị cháy nắng không. Sự tự tin của Gillies giảm xuống mức thấp nhất. Tuy nhiên, stress lại là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh da mặt đỏ, vì thế, cô đã quyết định nghỉ việc.

bệnh da mặt đỏ
Giờ đây, Lex Gillies không còn phải khốn khổ vì chứng bệnh da mặt đỏ nữa.

Tha thiết mong được giúp đỡ, Gillies đã tìm gặp một bác sĩ mới, người gợi ý cô thử một số kỹ thuật khác như thiền để giảm stress và ngâm cổ tay dưới nước lạnh để hạ thân nhiệt. Bản thân cô cũng bắt đầu mày mò tìm kiếm các cách điều trị cho chứng bệnh của mình. Gilles nhận ra, nếu loại bỏ một số thực phẩm nhất định (thực phẩm có gluten) ra khỏi chế độ ăn và thay đổi lối sống cũng như rèn luyện để tâm thế nhẹ nhàng hơn, ít bị stress hơn, các đợt bùng phát bệnh của cô sẽ dần giảm đi. Cô thậm chí còn ngừng duỗi tóc hay uống rượu quá nhiều. 

Giờ đây, Lex Gillies không còn phải khốn khổ vì chứng bệnh da mặt đỏ nữa. Cô cũng học được cách chăm sóc, nâng niu làn da. Cô chia sẻ: “Hiện tại, bệnh chỉ còn bùng phát 2 lần/tháng và cuối cùng, tôi cũng tìm lại được cảm giác thoải mái với vẻ ngoài của mình”. 

Bệnh da mặt đỏ là gì?

Bệnh da mặt đỏ (Rosacea) là bệnh da liễu mãn tính thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới và ảnh hưởng về tính thẩm mỹ. Bệnh này trước kia gọi là trứng cá đỏ (Acne rosacea) nhưng không phải lúc nào cũng có kèm trứng cá, đầu tiên có thể bị trứng cá về sau bị chứng đỏ mặt. 

Có bốn mô hình của bệnh rosacea là: Phát ban đỏ kéo dài; Sẩn đỏ có mủ thường bị nhầm với mụn trứng cá; Dày lên và biến dạng da; Trứng cá đỏ ở mắt. 

Cho đến ngày nay, nguyên nhân của căn bệnh này chưa được xác định rõ ràng. Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân gây bệnh có thể do sự rối loạn của hệ thống miễn dịch, ví dụ như phản ứng bất thường với ánh sáng mặt trời hoặc kết hợp của các yếu tố này.

Một số yếu tố nguy cơ khác gây ra bệnh da mặt đỏ bao gồm: 

- Có tiền sử bệnh và phát triển khi ăn uống đồ nóng hoặc thân nhiệt tăng. 
- Bị trứng cá trong thời gian dài trước đó.

bệnh da mặt đỏ
Bệnh da mặt đỏ (Rosacea) là bệnh da liễu mãn tính thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới.

Triệu chứng bệnh da mặt đỏ:

Bệnh thường gồm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Có các cơn đỏ bừng mặt (flushing, blushing), có cảm giác “nóng” ở mặt, cảm giác như uống rượu, đỏ mặt từng lúc còn gọi là thể địa Rosacea.

Giai đoạn 2: Chứng đỏ mặt, ban đỏ dai dẳng thường xuyên vùng má, mũi, kèm theo có dãn mao mạch (telangiectases).

Giai đoạn 3: Ban đỏ dai dẳng thường xuyên, dãn mao mạch, có các sẩn và mụn mủ, sẩn đỏ hình tròn 2 - 3 mm, mụn mủ nhỏ dưới 1 mm.

Giai đoạn 4: Ban đỏ thường xuyên sâu hơn, giãn mao mạch dày chi chít, có các sẩn, mụn mủ cả các cục hình tròn màu đỏ đục, vùng giữa có thể có phù cứng dai dẳng, có trứng cá.

Điều trị bệnh da mặt đỏ:

- Bệnh nhân cần chăm sóc da thật tốt, luôn giữ ẩm cho da để giảm khó chịu.
- Có thể dùng các loại thuốc kháng viêm, kháng khuẩn theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm kích thích. 
Chia sẻ