Cá sinh sôi dày đặc chỉ sau 2 năm, tại sao Trung Quốc vẫn tiếp tục kế hoạch 10 năm cấm đánh bắt ở sông Trường Giang?

Trung Hạ,
Chia sẻ

Đã 2 năm trôi qua kể từ lệnh cấm đánh bắt cá ở sông Trường Giang được ban hành. Vậy liệu sông Trường Giang có thật sự đang dần được hồi phục?

Trường Giang, hay còn gọi là sông Dương Tử, là một trong những con sông có đa dạng sinh học phong phú nhất trên thế giới, ngư nghiệp đã phát triển từ xa xưa. Đánh bắt cá đã nuôi sống vô số người dân ở khu vực hai bên bờ sông.

Với sự phát triển kinh tế nhanh chóng trong vài thập kỷ qua, đánh bắt cá hiện đại cùng với các phương pháp đánh bắt bất hợp pháp như lưới điện, lưới mắt nhỏ, kích nổ… đã khiến lượng cá trên sông Trường Giang tụt giảm chóng mặt.

Cá sinh sôi dày đặc chỉ sau 2 năm, tại sao Trung Quốc vẫn tiếp tục kế hoạch 10 năm cấm đánh bắt ở sông Trường Giang? - Ảnh 1.

Cảnh bắt cá trên sông Trường Giang

Năm 2007, cá heo vây trắng mệnh danh Nữ thần sông Dương Tử đã tuyệt chủng. Cá dao Dương Tử (1 trong 3 loài thủy sản ngon nhất Trường Giang) từng được đánh bắt hơn 3.700 tấn sản lượng mỗi năm ở những năm 1970, đến nay được bán với giá cao ngất trời bởi số lượng khan hiếm đến mức không có cá bắt.

Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản và giúp con sông có thời gian hồi phục, kể từ năm 2003, lưu vực sông Trường Giang được áp dụng lệnh cấm đánh bắt từ 3 đến 4 tháng mỗi năm. Nhưng đáng tiếc là sau một thời gian lệnh cấm được thi hành, nhiều loài cá bị lùng sục đánh bắt triệt để.

Vì vậy Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đã đưa ra "Kế hoạch cấm đánh bắt cá 10 năm trên sông Trường Giang" vào tháng 1 năm 2020, “đưa tổng cộng 111.000 tàu thuyền và 231.000 ngư dân vào bờ”.

Cá sinh sôi dày đặc chỉ sau 2 năm, tại sao Trung Quốc vẫn tiếp tục kế hoạch 10 năm cấm đánh bắt ở sông Trường Giang? - Ảnh 3.

Thuyền của ngư dân bị bỏ trống sau một thời gian bị cấm đánh bắt

Tại sao lệnh cấm lại kéo dài đến 10 năm? 

Mọi quyết định đều có lý do. Thời gian trưởng thành của các loài cá kinh tế chính ở sông Trường Giang là khoảng 2-4 năm. Lệnh cấm đánh bắt 10 năm cho phép hầu hết các loài cá sinh sản được 2-3 thế hệ.

Theo chuyên gia thống kê, sông Trường Giang là nơi sinh sống của 424 loài cá, trong đó có 183 loài đặc hữu. Việc bù đắp cho nguồn cá cạn kiệt do đánh bắt quá mức trong thời gian ngắn là không thực tế, mà phải cần đến khoảng thời gian dài hơn.

Đã 2 năm trôi qua kể từ lệnh cấm đánh bắt cá ở sông Trường Giang được ban hành. Vậy liệu sông Trường Giang có thật sự đang dần được hồi phục?

Cá sinh sôi dày đặc chỉ sau 2 năm, tại sao Trung Quốc vẫn tiếp tục kế hoạch 10 năm cấm đánh bắt ở sông Trường Giang? - Ảnh 4.

Nhiều đàn cá con được phát hiện ở khu vực sông Hán Giang

Cá sinh sôi dày đặc chỉ sau 2 năm, tại sao Trung Quốc vẫn tiếp tục kế hoạch 10 năm cấm đánh bắt ở sông Trường Giang? - Ảnh 5.

Đàn cá con dày đặc đen nhánh một vùng nước

Kể từ tháng 3/2022, lượng mưa dồi dào đã gây ra lũ lụt ở các nhánh của trung lưu và hạ lưu sông Trường Giang. Nhờ đó, cá ở lưu vực sông Trường Giang cũng bắt đầu phát triển mạnh.

Là một phụ lưu chính của sông Trường Giang, sông Hán Giang luôn là "thánh địa" sinh sản của nhiều loài cá. Một số hình ảnh được chụp lại từ trên cao cho thấy vô số đàn cá nhỏ đông đúc sinh sôi tại nhánh sông này, thậm chí có nhiều đàn cá tập trung dày đặc đến mức đen nhánh một vùng nước.

Cá sinh sôi dày đặc chỉ sau 2 năm, tại sao Trung Quốc vẫn tiếp tục kế hoạch 10 năm cấm đánh bắt ở sông Trường Giang? - Ảnh 6.

Cá heo không vây

Đáng chú ý hơn cả, sự xuất hiện thường xuyên của những chú cá heo không vây ở hạ lưu sông Trường Giang đã khiến các chuyên gia vô cùng kinh ngạc. Theo ước tính, cá heo không vây ở sông Trường Giang chỉ có 1.012 con. Được biết, cá heo không vây có nhu cầu thức ăn rất cao. Sự xuất hiện thường xuyên của chúng là bằng chứng khả quan nhất cho sự phục hồi đa dạng sinh học của con sông.

Cá đầy sông, nhưng tại sao vẫn tiếp tục thực hiện lệnh cấm đánh bắt?

Kế hoạch cấm đánh bắt chỉ mới được thực hiện trong 2 năm và số lượng cá đã tăng lên đạt mức đáng kinh ngạc.

Cá sinh sôi dày đặc chỉ sau 2 năm, tại sao Trung Quốc vẫn tiếp tục kế hoạch 10 năm cấm đánh bắt ở sông Trường Giang? - Ảnh 7.

Cá dao Dương Tử

Sự xuất hiện của cá heo không vây phản ánh sự phục hồi dần dần của hệ sinh thái sông Trường Giang. Ngay cả cá dao Dương Tử đắt đỏ khan hiếm cũng được các chuyên gia tìm thấy đến 120 con ở khu vực Thái Châu trong đợt kiểm tra tài nguyên. Điều này cho thấy tác dụng của kế hoạch cấm đánh bắt cá trên sông Trường Giang là rất rõ ràng.

Tuy nhiên, kế hoạch cấm đánh bắt cá trên sông Trường Giang có mục đích chính là khôi phục lại hệ sinh thái hoàn chỉnh chứ không đơn thuần “nuôi cá trong ao”.

Cá sinh sôi dày đặc chỉ sau 2 năm, tại sao Trung Quốc vẫn tiếp tục kế hoạch 10 năm cấm đánh bắt ở sông Trường Giang? - Ảnh 8.

Nhiều đoạn sông xuất hiện cá sinh sống dày đặc, nhưng điều này không chứng tỏ con sông “đã sống lại”. Thực tế còn lâu mới đạt được mục tiêu phục hồi hệ sinh thái, vấn đề chính là cấu trúc sinh thái chưa được thiết lập một cách hiệu quả.

Nguyên nhân rất đơn giản. Hầu hết những đàn cá được tìm thấy đều là các loài có khả năng sinh sản mạnh, như cá trắm cỏ, cá chép và cá diếc...

Cá trắm cỏ có thể đẻ từ 300.000 đến 1.38 triệu trứng một lần. Cá chép sống ở khu vực Châu Giang lớn rất nhanh chỉ qua một mùa đông, có thể nặng 1-1,25kg. Cá chép cái mang thai trung bình 200.000-300.000 trứng, con trưởng thành có thể chứa 1,696 triệu trứng.

Cá sinh sôi dày đặc chỉ sau 2 năm, tại sao Trung Quốc vẫn tiếp tục kế hoạch 10 năm cấm đánh bắt ở sông Trường Giang? - Ảnh 9.

Sau lệnh cấm đánh bắt, những loài cá có khả năng sinh sản mạnh sẽ nhanh chóng tràn ngập môi trường sống vốn bị bỏ trống do đánh bắt quá mức. Các loài động vật ăn thịt sống dưới nước lại khác, khả năng sinh sản của chúng tương đối thấp.

Ví dụ như cá heo không vây. Chu kỳ mang thai 10 tháng của cá heo không vây chỉ sinh một con mỗi lứa và thời gian trưởng thành trung bình mất 5-7 năm. Do đó, cho dù điều kiện thức ăn đầy đủ, được bảo vệ nghiêm ngặt, thì số lượng cá heo không vây cũng khó tăng nhanh trong thời gian ngắn.

Nhiều chuyên gia lo lắng việc các loài động vật ăn thịt sống dưới nước bị hạn chế về số lượng, song những loài cá có sức sinh sản mạnh sẽ sinh sôi dày đặc đến mức không thể kiểm soát như tình trạng cá chép châu Á xâm lấn ở Mỹ.

Trên thực tế, lo lắng là không cần thiết, vì những loài cá này đều là loài bản địa. Mặc dù ít thiên địch, nhưng chúng vẫn bị giới hạn bởi không gian sống và chuỗi thức ăn. Các loài cá khác nhau trong cùng một mắt xích của chuỗi thức ăn sẽ cạnh tranh thức ăn và không gian sống, cuối cùng số lượng của chúng sẽ có xu hướng cân bằng.

Khi nào mới có thể đánh bắt thủy sản bình thường ở sông Trường Giang?

Cá sinh sôi dày đặc chỉ sau 2 năm, tại sao Trung Quốc vẫn tiếp tục kế hoạch 10 năm cấm đánh bắt ở sông Trường Giang? - Ảnh 10.

Người dân được câu cá trên sông Trường Giang nhưng phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt

Cùng với sự gia tăng nhanh chóng của lượng cá trên sông Trường Giang, những người đam mê câu và đánh bắt cá vui mừng hơn cả chuyên gia.

Kể từ khi kế hoạch cấm đánh bắt cá trên sông Trường Giang được thực hiện, câu hỏi khi nào có thể câu cá trở lại đã trở thành vấn đề quan tâm nhất.

“Khi nào mới được câu cá trực tiếp trên sông?”, “Ngay cả nhánh sông nhỏ cũng không được sao?”...

Quản lý khai thác thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đã thể hiện:

Một người, một cần câu, một dây câu, một lưỡi câu, đồng thời còn có một số điều kiện tiên quyết. Đó là không được câu trong khu bảo tồn thủy sản, không được đánh bắt cá hay điều khiển tàu thuyền trên sông trong khoảng thời gian từ ngày 1/3 đến 30/6 hàng năm.

Nếu đáp ứng được những quy định này, những người đam mê câu cá có thể yên tâm thả cần câu xuống sông.

Từ đó có thể thấy, chính sách có sự quan tâm và tạo điều kiện cho người câu cá. Song sau khi ngư cụ bị hạn chế sử dụng, trường hợp “cắm câu ngồi lâu nhưng cá không thấy đâu” sẽ xảy ra thường xuyên hơn.

Mặc dù cá ở Trường Giang đã tăng lên đáng kể, nhưng không phải khúc sông nào cũng có, và cũng không phải cứ thả câu xuống thì cá liền cắn câu. Đối với dân câu cá, cảm giác "biết rõ dưới sông có nhiều thủy sản, nhưng lại không chịu cắn câu" chua chát hơn rất nhiều.

Nguồn: Sohu

Chia sẻ