Cả nhà ung thư, bệnh tật nếu còn chưa bỏ 4 thói quen dùng đũa ngang với tự “đầu độc” này

Ngọc Ái,
Chia sẻ

Bên cạnh việc lựa chọn đũa, quá trình sử dụng mà sai cách cũng có thể khiến bản thân bạn và cả gia đình mắc bệnh tật, gồm cả ung thư.

Đũa là dụng cụ ăn uống vô cùng quen thuộc. Nhiều người thường quan tâm việc chọn mua đũa sao cho chất lượng mà quên mất rằng đồ tốt đến mấy dùng sai cách cũng có thể gây hại. Chúng không chỉ làm giảm hoặc biến đổi mùi vị của món ăn mà còn có thể gây ra nhiều bệnh tật, “mở đường” cho ung thư. Để tránh những điều này, nếu mắc dù chỉ 1 trong số 4 thói quen dùng đũa dưới đây cũng phải bỏ ngay:

1. Dùng đũa nhựa gắp đồ ăn nóng, nấu ăn

Cả nhà ung thư, bệnh tật nếu còn chưa bỏ 4 thói quen dùng đũa ngang với tự “đầu độc” này- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Bản thân đũa nhựa khi sử dụng trong ăn uống đã tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe. Bởi loại đũa này, đặc biệt là loại kém chất lượng hay đũa dùng một lần có thể chứa các hóa chất độc hại như BPA (bisphenol A) và phthalates. Càng nguy hiểm hơn nếu bạn có thói quen dùng đũa nhựa để gắp đồ ăn nóng hay trực tiếp nấu nướng.

Do đũa nhựa chịu nhiệt kém, có thể nhanh thôi ra các chất độc hại khi dùng với đồ ăn nóng. Thậm chí nếu dùng nấu nướng trực tiếp, đũa nhựa có thể bị tan chảy và lẫn vào thức ăn. Chưa kể, đũa nhựa cũng khó làm sạch dầu mỡ và độ bền không cao. Chúng dễ bị nứt hay gãy và có thể phân tán vi nhựa vào trong đồ ăn ngay cả khi mắt thường không thấy.

2. Đũa tre, gỗ bị mốc vẫn không chịu vứt bỏ

Bất cứ loại đũa nào bị mốc cũng cần vứt bỏ ngay lập tức, đặc biệt là đũa tre và đũa gỗ. Dù nhiều người tiết kiệm và cố gắng cọ rửa chúng để dùng tiếp nhưng tin xấu là các nấm mốc này không thể rửa sạch bằng cách thông thường, thậm chí không bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Khi dùng đũa này để ăn uống hay nấu nướng, sẽ ảnh hưởng tới mùi vị món ăn và đặc biệt là hủy hoại sức khỏe. Bởi đũa tre, gỗ nấm mốc chứa chất độc Aflatoxin gây ung thư, ngộ độc, tử vong do suy gan, suy thận cấp.

Cả nhà ung thư, bệnh tật nếu còn chưa bỏ 4 thói quen dùng đũa ngang với tự “đầu độc” này- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Lưu ý rằng, ngay cả khi đũa tre, gỗ không nấm mốc cũng nên thay mới định kỳ 3 - 6 tháng một lần. Bởi nấm mốc có thể không thấy được bằng mắt thường. Trong khi chất liệu tre, gỗ dễ ngấm nước, xước và thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc.

3. Dùng đũa giả sứ gắp đồ ăn có tính axit, đồ ăn nóng

Đũa giả sứ thường được làm từ các vật liệu kém chất lượng và được trang trí bằng lớp men không đạt tiêu chuẩn. Những lớp men này có thể chứa hóa chất độc hại như chì và cadmium. Dù sử dụng với món nguội mà có tính axit hay các món nóng sẽ dẫn tới lớp men này bị phân hủy, giải phóng các kim loại nặng vào thực phẩm, gây nguy cơ ngộ độc hoặc các vấn đề sức khỏe lâu dài.

Đương nhiên, quá trình này sẽ nhanh và nhiều hơn nếu bạn dùng đũa giả sứ với đồ ăn nóng hoặc đảo thức ăn trên bếp nấu. Ngoài ra, đũa giả sứ có độ bền kém, dễ bị nứt hoặc vỡ, tạo điều kiện cho vi khuẩn và các chất độc hại tích tụ trong các vết nứt.

4. Rửa đũa cả nắm, chưa khô đã cất vào nơi kín

Rửa đũa cả nắm là thói quen xấu nhiều người mắc phải. Lúc này, đũa không được chà rửa kỹ, không sạch cả cặn thức ăn lẫn hóa chất tẩy rửa, đặc biệt là ở các rãnh nhỏ hay vết xước. Chưa kể bản thân việc cọ cả nắm đũa vào nhau làm tăng nguy cơ xước, nứt đũa. Tất cả những yếu tố này trở yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi và gây bệnh tật.

Cả nhà ung thư, bệnh tật nếu còn chưa bỏ 4 thói quen dùng đũa ngang với tự “đầu độc” này- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Tốt nhất là nên rửa từng chiếc đũa một và sau khi rửa để ráo nước hoặc phơi khô hoàn toàn trước khi đem cất. Do đũa ẩm đặt trong ống hoặc hộp kín sẽ tạo môi trường lý tưởng cho nấm mốc phát triển, nhất là với đũa gỗ hoặc tre. Nấm mốc này có thể sinh ra các độc tố như Aflatoxin - chất gây ung thư nguy hiểm. Trong khi không ít người thường có thói quen cất đũa ngay sau khi rửa.

Nguồn và ảnh: NetEase Health, Family Doctor

Chia sẻ