Bộ phận được ví như “trái tim thứ hai”: Chăm sóc tốt nơi này dù qua 50 vẫn có thể tránh được nhiều bệnh tật
Bắp chân thường bị mọi người bỏ qua nhưng thực tế đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta.
Bộ phận được ví như "trái tim thứ hai" của cơ thể con người
Bàn chân và cổ chân tạo nên một cấu trúc giải phẫu phức tạp gồm có 26 xương hình dạng không đều nhau, 30 khớp hoạt dịch, hơn 100 dây chằng và có 30 cơ tác động lên các phân đoạn. Để hỗ trợ cơ thể con người đi lại, chúng liên quan mật thiết đến não, tim và thần kinh của chúng ta.
Y học hiện đại gọi bàn chân là “trái tim thứ hai”. Ðôi bàn chân tuy nằm ở vị trí thấp nhất trong cơ thể, nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Dưới tác động của trọng lực, khoảng 70% lượng máu của cơ thể con người sẽ tập trung ở phần thân dưới. Bắp chân giống như một cái máy bơm, có thể tiếp nhận máu từ trên truyền xuống, rồi chống lại lực của trọng lực để máu trở về tim cả ngày lẫn đêm.
Vì vậy, có thể nói chức năng của cơ bắp chân quan trọng như trái tim thứ hai.
Tuần hoàn máu của con người bao gồm động mạch và tĩnh mạch. Động mạch hoạt động chủ yếu nhờ sự co bóp của tim. Đối với tĩnh mạch, áp lực tạo ra bởi sự co cơ thúc đẩy sự lưu thông máu, và sự hồi phục của tĩnh mạch chủ yếu phụ thuộc vào cơ bắp chân.
Chăm sóc tốt cho bắp chân tương đương với việc bổ sung một "máy bơm" và giúp ích cho tim.
Theo Đông y, chân là nơi tập trung nhiều huyệt đạo của cơ thể. Đồng thời, 6 kinh mạch quan trọng cũng đi qua bắp chân. Đây được coi là con đường vận chuyển quan trọng đối với cơ thể và duy trì sự chuyển động lên xuống của khí huyết.
Khi một người còn trẻ, tỷ lệ tế bào lympho chứa tế bào NK cao hơn và có xu hướng giảm đáng kể sau 30 tuổi. Sau độ tuổi này, mọi người sẽ dễ mệt mỏi, từ 40 tuổi sẽ gặp nhiều vấn đề trong cơ thể, đến 50 tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao.
Dữ liệu y tế cho thấy, những người có thân nhiệt ổn định, chăm hoạt động và lạc quan thì dù có già đi, tỷ lệ tế bào lympho cũng không giảm. Vì vậy, nếu biết cách duy trì lối sống lành mạnh, bảo vệ bắp chân, chúng ta có thể duy trì sức khỏe, sống lâu và khỏe mạnh.
Năm cách bảo vệ sức khỏe thông qua bắp chân đơn giản mà hiệu quả!
Thực hiện các bài tập dưới đây thường xuyên không chỉ có thể rèn luyện cơ bắp chân và mắt cá chân, cải thiện khả năng giữ thăng bằng, giảm đau gót chân mà còn có lợi cho sức khỏe tim mạch.
1. Đi bộ
Đi bộ là cách dễ nhất để rèn luyện đôi chân. Học viện Y học Thể thao Hoa Kỳ khuyến cáo rằng đi bộ là một bài tập tốt hơn để tăng sức mạnh cho chân. Tiếp tục đi bộ 30 phút mỗi ngày, hơn 5 lần một tuần, từng bước một, tăng tốc độ của bạn, bạn có thể tập cơ chân tốt!
2. Nhón gót
Việc ít vận động, ngồi lâu trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nhất định đến suy thận, bệnh thận mạn tính. Nếu thận yếu, thận khí trong cơ thể không đủ sẽ khiến cơ thể rất dễ trở nên suy nhược và ốm yếu, do đó, những người có bệnh về thận nên chăm chỉ thực hiện kiễng chân để cải thiện tình trạng bệnh.
Bài tập kiễng chân có thể giải tỏa cơ bắp chân ở mức độ nhất định, đồng thời có tác dụng kích thích nhất định đến huyệt tam âm giao dưới lòng bàn chân, giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể.
Đứng hai chân với nhau trên mặt đất và từ từ nâng gót chân lên. Chuyển động thắt chặt và thả lỏng này giống như hoạt động co bóp "một - một" của tim, lượng máu bị ép ra mỗi khi cơ bắp chân co lại gần tương đương với lượng máu được bơm ra trên mỗi nhịp đập của tim. Bài tập này không chỉ để chăm sóc sức khỏe mà còn giúp giữ gìn vóc dáng.
3. Ngồi xổm
Nâng cao đầu và ngực, hai tay chống eo, từ từ ngồi xổm, đứng lên, không cần hạ thấp cho đến khi hai chân song song với mặt đất, chỉ cần ngồi xổm nông. Khi thực hiện động tác này, bạn phải duy trì tốc độ, điều chỉnh nhịp thở và thực hiện 15-20 nhịp mỗi lần.
4. Xoa bóp bắp chân
Massage bàn chân không phải một phương pháp thư giãn xa xỉ chỉ có ở các spa. Bạn hoàn toàn có thể học cách xoa bóp chân tại nhà để tự giải tỏa căng thẳng và bảo vệ sức khỏe chỉ với 10 – 20 phút mỗi ngày.
Việc xoa bóp bắp chân thường xuyên cũng giống như xoa bóp các cơ quan nội tạng. Bạn có thể thực hiện bài tập này bất cứ lúc nào. Điều này giúp làm ấm cơ thể, điều hòa khí huyết. Lưu ý: Nên xoa bóp theo các huyệt ở chân.
5. Ngâm chân
Cách làm này vừa góp phần giữ ấm chân, giúp cho khí huyết luôn được lưu thông, không bị ứ lại, đồng thời chống mệt mỏi, phòng và chữa cảm cúm và một số chứng bệnh khác.
Bắp chân có da mỏng, diện tích rộng, nhiều mạch máu, dễ hấp thụ "dinh dưỡng" nên các chuyên gia thường khuyến khích mọi người nên ngâm chân. Chúng ta nên chọn chậu ngâm sâu hơn, lượng nước tốt nhất để ngâm là khoảng 2/3 bắp chân, nhiệt độ của nước từ 40℃ ~ 45℃, thời gian ngâm chân không quá nửa tiếng. Sau khi ngâm chân nên xoa bóp ấn huyệt để có hiệu quả tốt hơn.
Khi ngâm chân nước ấm với dược liệu không những có tác dụng giảm mệt mỏi, đau nhức, mà còn có hiệu quả trị một số bệnh mạn tính, khó chữa. Đặc biệt có tác dụng cải thiện tuần hoàn não, hệ thần kinh thực vật và hệ thống miễn dịch.
Theo Aboluowang, Healthline