Biến tấu thú vị của bánh mỳ Việt Nam

Hải Đường,
Chia sẻ

Nói đến bánh mỳ, nhất định không phải xuất xứ từ Việt Nam. Người Việt cũng không ăn bánh mỳ nhiều như Mỹ và các nước xứ lạnh. Nhưng bánh mỳ Việt Nam rất đặc biệt.

Thế hệ từ 8X trở về thế hệ … 5 – 6X, miếng bánh mỳ là khái niệm quà bánh xa xỉ cao sang. Trước đây, những đứa trẻ ở quê có bố mẹ đi Hà Nội thể nào cũng mơ quà là một chiếc bánh mỳ về chia năm sẻ bảy cho  rất nhiều anh chị em. Cái bánh mỳ thái vát từng miếng chia ra, đứa nào cũng háo hức. Thời đó trẻ con chỉ ăn bánh mỳ không. Trẻ con thành phố may ra được ăn bánh mỳ chấm sữa Ông Thọ.
 



Những đứa trẻ chờ những lát bánh mỳ mỏng mỏng của bố mẹ mà thấy hạnh phúc.
 
Rồi bánh mỳ trở nên phổ biến trên mọi nẻo đường. Người ta không ăn bánh mỳ không nữa. Không phải bắt chước theo… Tây, mà đó là sự phát triển tự thân của văn hóa ẩm thực khi nó được người dân bản xứ phát triển. Bánh mỳ đã được Việt hóa từ đây.
 
Tính Việt của chiếc bánh mỳ không phải hình dáng, cấu trúc, mà nó Việt hóa trong cách ăn. Người nước ngoài ăn bánh mỳ thì phải có sữa, có nhân mứt hoặc loại nước sốt gì đó chấm kèm. Nghĩa là bánh mỳ đi đến đâu người ta cũng đón nhận và mặc định nó phải thế mới ngon.
 
Riêng bánh mỳ vào Việt Nam thì phong phú và ngon theo kiểu Việt.
 
Có lẽ không nước nào ăn bánh mỳ chấm nước sốt của thịt chó nấu rượu mận. Nước rượu mận có mẻ, xả, riềng, mắm tôm, tiết chó, thịt chó, các gia vị khác. Thế mà ăn bánh mỳ chấm vào nước sốt này, không chỉ dân nhậu mà người bình thường cũng mê.
 
Nhiều nước có cách ăn bánh mỳ giăm bông giống nhau: nhân thịt xông khói, sà lách, dầu ăn, cà chua, trứng và một số rau, gia vị khác tùy từng nơi. Nhưng ở Việt Nam giăm bông chuyển thành giò, chả lụa cùng với những loại rau gia vị. Giò, chả dễ ăn và ngon hơn thịt hun khói rất nhiều.
 

Bánh mỳ ăn theo kiểu phương Tây kẹp giăm bông.


Bánh mỳ (kẹp) giò, ăn theo kiểu Việt Nam.
 
Rồi bánh mỳ trứng ngải cứu. Món ăn của Việt Nam bao giờ cũng chú ý cân bằng âm dương và có lợi cho sức khỏe. Món bánh mỳ trứng ngải cứu là một ví dụ. Người Tây ăn bánh mỳ giăm bông nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe và dễ béo phì. Người Việt ăn bánh mỳ để tốt cho sức khỏe.
 
Bánh mỳ ở ngoài biên giới Việt Nam thường có xu hướng to, dài về hình dáng và đặc ruột. Nhưng bánh mỳ Việt thì có xu hướng càng nhỏ, càng mỏng ruột càng tốt. Nhỏ đến mức như bánh mỳ cay Hải Phòng: nhỏ bằng đầu ngón tay thì cũng lạ.
 
Người Việt không thích ăn cà chua, không thích mứt trong nhân bánh mỳ. Nhưng cái món tương ớt thì không thể thiếu. Kể cả bánh mỳ pa tê, bánh mỳ trứng, bánh mỳ giò… đều phải có tương ớt ăn kèm. Tương ớt mặn mặn, cay cay, có vị tỏi, vị ngọt… giúp cảm giác thật thú vị.
 

Người phương Tây ăn bánh mỳ phết bơ hoặc mứt ...


Người Việt có cả bánh mỳ bé như đầu ngón tay.
Bánh ăn nhân gì cũng phải có tương ớt.
 
Người Tây du lịch nước ngoài thử ăn bánh mỳ giò Việt Nam rất thú vị. Người ta bảo bánh mỳ Việt đơn thuần vì đó là… bánh mỳ Việt.
Chia sẻ