Bí quyết chọn cua mọng thịt đẫm gạch

Kỳ Vân Dương,
Chia sẻ

Sau hành trình một năm rong ruổi khắp nơi, vào mùa thu, những con cua lông Thượng Hải (Trung Quốc) được đánh bắt để hiện diện trên bàn ăn ở nhiều nhà hàng cao cấp.

Khi gió thu về, những con cua lông vàng ươm, béo ngậy, không ai có thể cưỡng lại sự hấp dẫn ấy. Gió thu nổi là lúc cua lông béo ngậy, ăn “nức cả lòng". Cua lông Thượng Hải nổi tiếng trong nền ẩm thực Trung Hoa. Chúng được nuôi trồng và đánh bắt tại vùng nước tự nhiên của Hồ Dương Trừng cách Thượng Hải chưa đầy 50km.

Cua lông quý vì trong năm chúng vào mùa từ khoảng tháng 9 đến tháng 11, khoảng thời gian khác trong năm muốn ăn cũng không thể tìm được. Chúng ấn tượng bởi vị bùi béo, thơm ngậy của gạch và ngọt chắc của thịt cua.

Cua lông vào mùa thu thật ngon với những chiếc càng vàng kem đặc ruột. Cua lông rất bổ dưỡng và hương vị cũng đậm đà. Chúng không chỉ giàu vitamin, canxi mà còn giàu các loại axit amin tốt cho cơ thể.

Thời điểm đẹp nhất trong năm để ăn cua lông Thượng Hải đã đến, nhớ ngay bí quyết này để chọn được những con cua lông mọng thịt đẫm gạch - Ảnh 1.

Bởi vậy, bạn không chỉ phải học cách chế biến cua lông ngon mà còn phải biết được mẹo mua cua lông vừa tiền, ăn không bị hao thịt nhé.

Cua lông ngon rộ vào tháng 10, hãy nhớ mua cua lông cái. Thịt cua vào mùa thu đầy đặn nhất, những thớ thịt vàng cam, thơm nức sẽ chinh phục những tín đồ yêu cua. Cua lông đực thì “còi” hơn, không được nhiều thịt.

Thời điểm đẹp nhất trong năm để ăn cua lông Thượng Hải đã đến, nhớ ngay bí quyết này để chọn được những con cua lông mọng thịt đẫm gạch - Ảnh 2.

Cách để bạn phân biệt cua lông đực và cái dễ nhất là cua lông đực có lông ở chân, còn cua cái thì không. Cua cái có yếm tròn, gạch khô hơi đỏ. Cua đực yếm hình tam giác, gạch ướt và có màu vàng nhạt.

Một vài mẹo nhỏ cho chị em khi mua hải sản đó là luôn phải chọn con tươi sống, những con cùng cỡ thì  lấy con nặng hơn. Nếu không mua về chúng sẽ bị óp, không nhiều thịt. Mua cua lông cũng giống như loại cua khác, không phải càng to càng tốt, mà càng nặng càng tốt. 

Hãy nhớ nhìn màu sắc của mai cua, càng đậm thì càng ngon. Những con màu trắng thì không nên mua, thịt thì ít mà nước thì tích quá nhiều.

Cua lông Việt Nam

Đi hết Việt Nam, có một loại cua sông được “đánh đồng” với cua lông Thượng Hải, chúng được gọi là cua da, cua cà ra, cua sông. Loài cua này sống nhiều ở sông tại một số tỉnh phía Bắc như Bắc Giang, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên... 

Loài cua nước ngọt này hai bên càng có đám lông đen hoặc nâu ngả vàng tùy theo mùa và chúng mịn mượt. Người ta bảo "cua tháng ba, cà ra tháng tám" nhưng chúng thực sự rộ béo mẫm lên từ tháng 9 đến tháng 11. Loại cà ra ở Thái Bình thường bắt đầu vào mùa từ khoảng tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

Cua lông Thượng Hải chế biến món gì ngon?

Người Thượng Hải cho rằng cách chế biến để giữ được nhiều tinh túy của con cua lông ngon là hấp. Hương vị, độ ngon của gạch và thịt đều rất ấn tượng. Đặc sản của Thượng Hải vào mùa thu chính là món cua lông hấp rượu Hoa Điêu. Đây còn là bài thuốc quý giúp giải trừ mệt mỏi, giúp tinh thần khỏe mạnh.

Ngoài ra, những món ăn phổ biến mang đậm vị cua lông Thượng Hải được nhiều người lựa chọn là cua lông hấp gừng, mì cua lông, cua lông hấp rượu, súp cua lông, tiểu long bao...

Cua lông hấp gừng thêm chút tía tô và chấm với nước chấm pha từ dấm đen, đường, gừng thì không còn gì phải bàn cãi về hương vị đích thực của mùa thu Thượng Hải nữa. 

Người Thượng Hải ăn cua khá nặng về phần "nghi thức" bởi phải dùng dụng cụ để gỡ thịt. Và khi ăn cua hấp trở thành nghệ thuật, gỡ cua phải tinh, phải khéo không làm vỡ và phần vỏ có thể xếp lại thành hình con cua nguyên vẹn ban đầu.

Bạn biết không, ở ngay tại Việt Nam bạn cũng có thể tìm mua được cua lông không hề khó khăn. Có rất nhiều cửa hàng hải sản lớn ở Hà Nội và TP HCM có kinh doanh loại cua nổi tiếng này. Bạn hãy thử ngay dịp cuối tuần này nhé!

Gợi ý cách làm cua lông hấp gừng

Nguyên liệu cần thiết

Cua lông - Tùy số lượng ưa thích

Bia, rượu trắng, gừng tươi, tía tô, đường, giấm balsamic

Cách thực hiện

Cua lông ngâm rửa sạch. Cho vào nước hấp cua một ít bia để khử mùi tanh cũng như giúp cua thơm ngon hơn. Nên hấp cua bằng nước ấm. Thêm vào nồi nước vài lát gừng, vài nhánh tía tô và một thìa rượu trắng. Hấp kỹ khoảng 15 đến 20 phút.

Dùng gừng băm, đường trắng và giấm balsamic làm nước chấm. 

Thời điểm đẹp nhất trong năm để ăn cua lông Thượng Hải đã đến, nhớ ngay bí quyết này để chọn được những con cua lông mọng thịt đẫm gạch - Ảnh 5.
Chúc bạn thành công với cách làm cua lông hấp gừng này nhé!

Ăn cua lông có lợi ích gì cho sức khỏe?

Cua lông Thượng Hải chứa nguồn protein dồi dào - hàm lượng protein chiếm khoảng 70% đến 90% trọng lượng mà loại thực phẩm khác khó có được. Cua lông giàu axit béo không no cần thiết cho sự phát triển của con người. Hàm lượng chất khoáng cũng cao hơn nhiều so với thịt và sữa thông thường.

Cua lông giàu vitamin A, riboflavin và niacin, vượt cả mức dinh dưỡng ở nhiều loại cá. Đặc biệt vào cuối thu, phần càng cua lông đẫm thịt, thơm ngon và bổ dưỡng hơn cả.

Hỏi nhanh đáp gọn về việc ăn cua lông

Người bị bệnh gút không được ăn cua?

Có thể bạn chưa biết, hàm lượng purin trong nhiều loại thủy hải sản khá cao, chưa kể đến cua. Bởi vậy, những người bị bệnh gút không nên ăn cua. Nếu “thèm” quá, chỉ nên ăn một ít. Nhưng nhìn chung, người bị bệnh gút không nên ăn cua vì chúng quá giàu dinh dưỡng.

Người bị dạ dày có ăn được cua không?

Với những người có tình trạng đường tiêu hóa không tốt, hấp thụ kém, hay bị khó tiêu, đầy hơi hoặc tiêu chảy thì đều không nên ăn cua. Bởi nếu tình trạng sức khỏe như vậy ăn nhiều cua dẫn đến việc dị ứng và khiến lượng đạm càng khó tiêu hơn.

Đồng thời, những người bị viêm dạ dày, ruột, loét dạ dày tá tràng, gan mật có vấn đề cũng lưu ý khi ăn cua.

Bà bầu không được ăn cua?

Không hề đúng nha! Việc bà bầu có được ăn cua không luôn gây nhiều tranh cãi. Bởi cua dễ gây lạnh bụng và nếu cơ địa dị ứng với cua thì cần tránh xa cua. Ngoài ra, sử dụng đồ liên quan đến cua cần phải được nấu chín hoàn toàn. Nhưng với các mẹ bầu thể trạng yếu thì không nên bồi bổ bằng thịt cua.

Chia sẻ