Bi hài "khách ở quê ra"
Lấy chồng là phải "lấy" luôn các mối quan hệ xa lắc xa lơ của chồng. Trong mối quan hệ "nhằng nhịt" ấy, lắm chuyện bi hài.
Từ khi có thêm người, chi phí trong nhà tăng lên thấy rõ. Hai đứa cháu từ nhỏ ở quê, gia đình thiếu thốn lại sẵn tính vô tư của con trai nên ngoài việc đi học, đi chơi, chúng chẳng phụ giúp được gì. Đã vậy, trong nhà có món gì ngon chưa cần biết cậu mợ đã dùng chưa, bọn chúng vẫn chén sạch, kể cả những món mợ chúng chỉ dám mua bồi dưỡng riêng cho hai em đang tuổi mẫu giáo. Thu nhập của hai vợ chồng chỉ ở mức trung bình nên chị Nga phải chi tiêu dè sẻn. Chồng chị thương cháu, thương chị gái nên chỉ biết chịu đựng khi vợ gắt gỏng. “Lâu lâu thèm món gì ngon cũng không dám ăn ở nhà vì đông người, chịu không xiết. Mà đưa chồng con đi ăn tiệm thì tiền đâu chịu nổi? Cứ thế này có ngày tôi stress mất!” - chị Nga than thở.
Mẹ chồng ham vui
Nào phải mẹ chồng chị bận rộn gì cho cam, ở quê bà chẳng vướng bận chuyện gì, suốt ngày đi… đánh tứ sắc hoặc lên thành phố đi chùa, thăm viếng bạn bè! Mỗi lần như vậy bà lại rủ thêm vài bà bạn và chỗ trọ không đâu khác là nhà chị Thanh – bà luôn tự hào với mấy người bạn về vợ chồng người con “thành đạt ở phố”! Tuy chỉ ở lại vài hôm nhưng mỗi lần như vậy, chị Thanh phải lo chuyện ăn, nghỉ của mẹ chồng và các bà bạn để không bị trách là dâu thành phố đối xử tệ. Lâu lâu một lần còn được, đằng này nhà chị cứ liên tục đón “khách ở quê ra”, khi thì đi xem bói, khi thì đi cúng kiếng, lúc chỉ là mấy bà bạn của mẹ chồng đi khám bệnh ghé vào ở nhờ. Mệt mỏi vì việc cơ quan, việc nhà lẫn chăm sóc con nhỏ, nay thêm bà mẹ chồng ham vui khiến chị Thanh luôn trong tình trạng "núi lửa chờ phun trào".
"Khách ở quê ra" nếu tế nhị, biết tôn trọng chủ nhà và "nhập gia tùy tục" sẽ mang lại niềm vui, sự gắn kết tình thâm. Ngược lại sẽ chỉ gây nên sự phiền toái, bực bội và đẩy mối quan hệ vốn rất cần sự tinh tế đến bờ vực của mâu thuẫn, "chiến tranh lạnh".