BÀI GỐC Phát hiện chồng giấu 400 triệu, tôi nghĩ cách trả đũa, hóa ra trong hôn nhân còn có cái đáng sợ hơn kẻ thứ 3

Phát hiện chồng giấu 400 triệu, tôi nghĩ cách trả đũa, hóa ra trong hôn nhân còn có cái đáng sợ hơn kẻ thứ 3

Tôi nghi ngờ, kiểm tra thì phát hiện anh có một tài khoản tiết kiệm riêng, đã gửi hơn 400 triệu.

13 Chia sẻ

Bị chồng chì chiết vì gửi mẹ đẻ 3 triệu mỗi tháng, tôi hỏi lại đúng 1 câu để lập lại trật tự gia đình, chồng bỏ tính gia trưởng

Ngọc Thương,
Chia sẻ

Chồng tôi đứng hình, cuối cùng xuống nước chủ động xin lỗi.

Có những điều tưởng nhỏ, như một khoản tiền gửi về cho mẹ ruột, lại đủ làm lung lay cả cuộc hôn nhân nếu người trong cuộc không hiểu được hai chữ "công bằng".

3 triệu mỗi tháng nhưng là cả sự bất công trong hôn nhân

Tôi 31 tuổi, lấy chồng được 3 năm. Gia đình tôi không khá giả, mẹ tôi ở quê, làm ruộng và trông thêm cháu thuê kiếm sống. Ngày tôi cưới, nhà ngoại không có của hồi môn nhưng tôi chưa từng để bụng. Tôi hiểu cha mẹ mình không có điều kiện và tự hứa sẽ chăm lo báo hiếu sau này.

Từ khi đi làm, mỗi tháng tôi đều cố gắng gửi cho mẹ 3 triệu. Số tiền đó giúp bà đỡ vất vả, cũng là cách để tôi bớt day dứt khi không thể ở bên cạnh bà mỗi ngày.

Bị chồng chì chiết vì gửi mẹ đẻ 3 triệu mỗi tháng, tôi hỏi lại đúng 1 câu để lập lại trật tự gia đình, chồng bỏ tính gia trưởng- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ban đầu chồng tôi không ý kiến gì. Nhưng từ sau khi chúng tôi mua nhà, có con, áp lực tài chính đè nặng hơn, anh bắt đầu thay đổi.

"Anh tính mãi không ra cái khoản 3 triệu này đi đâu? Mẹ em vẫn khoẻ mạnh, sao em cứ gửi suốt thế? Lấy chồng rồi, nhà chồng mới là ưu tiên chứ?" , anh nói, trong một lần kiểm tra tài khoản của tôi.

Tôi sốc, 3 triệu với anh là gánh nặng nhưng tiền anh gửi về bên nội mỗi dịp lễ tết, giỗ chạp gấp đôi như vậy thì chưa bao giờ tôi dám ý kiến. Tôi không tiếc, vì tôi cũng coi bố mẹ chồng như bố mẹ mình. Nhưng vì sao tôi báo hiếu mẹ đẻ thì lại bị xem là "không biết vai vế"?

Bên nội là nghĩa vụ còn bên ngoại là gánh nặng?

Tôi đem câu chuyện chia sẻ với một người bạn làm luật sư. Cô ấy bảo, theo luật Việt Nam, cả vợ và chồng đều có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ ruột, không phân biệt bên nội hay ngoại. Điều đó không chỉ là pháp luật, mà còn là đạo lý cơ bản.

Vậy mà trong thực tế, nhiều người vẫn mang tư tưởng: Đàn bà lấy chồng là "về nhà chồng", mọi trách nhiệm với gia đình ruột xem như kết thúc. Khi vợ gửi tiền cho mẹ đẻ thì bị trách móc, còn chồng biếu bố mẹ đẻ thì được khen là hiếu thảo.

" Em hỏi anh, tại sao cùng là con mà em lại chỉ được lo cho bố mẹ chồng mà không được lo cho bố mẹ đẻ? Kết hôn để thêm người, giờ em lấy chồng nhà em bớt người rồi lại còn bớt cả trách nhiệm nữa thì dẹp đi, giải tán, nhà ai người ấy lo" , tôi gay gắt.

Chồng tôi đứng hình, cuối cùng xuống nước chủ động xin lỗi.

Bài học rút ra: Vợ chồng cũng phải "xanh chín"

Bị chồng chì chiết vì gửi mẹ đẻ 3 triệu mỗi tháng, tôi hỏi lại đúng 1 câu để lập lại trật tự gia đình, chồng bỏ tính gia trưởng- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Gợi ý cách xử lý để tránh mâu thuẫn vì tiền gửi về bên ngoại:

Thống nhất rõ từ đầu: Vợ chồng nên nói chuyện minh bạch về tài chính – mỗi người hỗ trợ cho cha mẹ ruột bao nhiêu là phù hợp.

Lập kế hoạch chung: Có thể trích một phần thu nhập cho "quỹ báo hiếu" hai bên  thay vì mạnh ai nấy lo, dễ gây so đo.

Tôn trọng cảm xúc nhau: Vợ hay chồng đều có tình cảm với cha mẹ mình nếu không ủng hộ được thì ít nhất cũng đừng cấm cản.

Trong hôn nhân, công bằng không có nghĩa là chia đôi từng đồng, mà là chia đều sự tôn trọng và thấu hiểu. Một người vợ không báo hiếu cha mẹ mình thì sẽ ra sao với gia đình chồng? Và một người chồng không hiểu điều đó có còn xứng đáng làm chỗ dựa?

Chia sẻ