Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không và cách đề phòng viêm mũi dị ứng khi thời tiết thay đổi cha mẹ nào cũng phải nhớ

TT,
Chia sẻ

Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu không được điều trị, bệnh có thể chuyển sang dị ứng phế quản, dẫn đến hen phế quản, viêm xoang.

Theo chia sẻ của ThS.BS Hồng Quý Quân, Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi và Sơ sinh, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa trẻ dễ bị viêm mũi dị ứng. Trẻ viêm mũi dị ứng thường có các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi nhiều, sổ mũi (nước mũi trong hoặc có màu vàng hoặc xanh khi đó là đã bị bội nhiễm vi khuẩn), có bé bị nghẹt mũi. Nặng hơn, bé bị khó thở, ù tai. Viêm mũi dị ứng có thể gây biến chứng thành hen phế quản, hen suyễn, viêm amidan ở trẻ.

Tuy nhiên, không chỉ có trẻ nhỏ, người lớn cũng rất dễ bị viêm mũi dị ứng, nhất là với những người có cơ địa mẫn cảm. Vậy, bệnh viêm mũi dị ứng có lây không? Cách đề phòng và điều trị bệnh tốt nhất là gì?

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không và cách đề phòng viêm mũi dị ứng khi thời tiết thay đổi cha mẹ nào cũng phải nhớ - Ảnh 1.

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không?

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý có cơ chế dị ứng, không phải bệnh truyền nhiễm - nghĩa là viêm mũi dị ứng không lây từ người sang người.

Cách đề phòng bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng thường chủ yếu là do các tác nhân như bụi, phấn hoa, hóa chất , bông vải, lông thú cưng, bảo tử nấm mốc... gây ra. Vì vậy. những người có cơ địa dị ứng cần cảnh giác với bệnh viêm mũi dị ứng. Để đề phòng viêm mũi dị ứng, cần lưu ý những điều sau:

- Không nên nuôi vật nuôi trong nhà (chó, mèo,...), hạn chế tối đa tiếp xúc với vật nuôi.

- Vệ sinh định kỳ đồ dùng trong nhà như chăn, ga, gối, đệm, vải bọc... để hạn chế mạt bụi nhà phát triển.

- Giữ vệ sinh cá nhân tốt. Đánh răng ngày 2 lần là buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi ngủ dậy.

- Không hút thuốc, hạn chế tối đa tiếp xúc với bụi (như đeo khẩu trang khi dọn dẹp, khi ra đường...).

- Vào thời điểm giao mùa, khi thay đổi thời tiết, cần giữ cho cơ thể đủ ấm.

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không và cách đề phòng viêm mũi dị ứng khi thời tiết thay đổi cha mẹ nào cũng phải nhớ - Ảnh 2.

Đề phòng viêm mũi dị ứng cho trẻ nhỏ:

- Dùng nước muối sinh lý hoặc nước biển phun sương rửa mũi cho trẻ hàng ngày, nhất là lúc vừa từ ngoài đường về đến nhà.

- Chạy máy giữ độ ẩm trong không khí đạt chuẩn và thoáng mát để tạo môi trường trong lành cho trẻ. Nếu gia đình không có máy giữ độ ẩm, cha mẹ có thể áp dụng phương pháp: Trước khi ngủ, dùng khăn ấm lau 2 bên cánh mũi cho bé. Hơi ấm có thể tạm thời làm giảm tình trạng bị tắc mũi, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

- Cần vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày, nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, hạn chế tiếp xúc với khói bụi.

- Tắm cho bé đúng cách và dùng nước ấm để tắm.

- Với trẻ dưới 3 tháng, khi trẻ có dấu hiệu bị sổ mũi và viêm mũi, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời; vì giai đoạn này các dấu hiệu viêm mũi và cúm giống nhau nên không thể chẩn đoán bằng mắt thường được. Cần đưa trẻ đi khám sớm để hạn chế các nguy cơ viêm phế quản và viêm phổi nguy hiểm cho con.

- Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cần giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vùng cổ, mũi và đôi chân.

- Cho trẻ uống nhiều nước để giúp cho hệ hô hấp làm việc tốt hơn.

- Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin cho trẻ, nếu cần có thể cho uống bổ sung vitamin C để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.

Xem tất cả về BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG TẠI ĐÂY.

Chia sẻ