Bệnh sùi mào gà gây ung thư như thế nào?
Sùi mào gà là tên gọi một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục, do chủng virus HPV gây nên.
Khi qua thời gian ủ bệnh sẽ hình thành các mụn thịt ở bộ phận sinh dục như: dương vật, âm đạo, môi lớn, môi nhỏ âm đạo, cổ tử cung. Bệnh thường gặp ở những người trong độ tuổi 16-35 tuổi, chủ yếu lây nhiễm qua con đường quan hệ tình dục. Cũng có một số trường hợp bị lây nhiễm gián tiếp do tiếp xúc với vật dụng có virus bệnh hoặc tiếp xúc thân mật với người bệnh.
Nam giới thường có biểu hiện phát bệnh ở quy đầu, rãnh quy đầu; đối với những trường hợp quan hệ đồng tính nam thì sẽ có biểu hiện phát bệnh ở hậu môn, trực tràng; nữ giới thì có biểu hiện ở môi âm đạo, âm vật, cổ tử cung, hậu môn.
Đối với những người bệnh đang trong thời kỳ ủ bệnh sẽ không thể quan sát thấy rõ mầm bệnh bằng mắt thường như nổi những mụn thịt nhỏ li ti, các mụn thịt có biểu hiện nhô cao hơn bề mặt da, nếu quan sát bề ngoài thấy vùng da đó có dấu hiệu bị tổn thương.
Có thể dùng dung dịch thuốc để chấm lên vùng nghi ngờ biểu hiện bệnh, sau khoảng 5-10 phút quan sát thấy vùng da đó chuyển sang màu trắng thì đó là vùng biểu hiện của bệnh.
Nếu như bệnh không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh, ảnh hưởng tới xã hội.
Theo một số tài liệu nghiên cứu mới nhất cho thấy, bệnh sùi mào gà có mối liên hệ mật thiết với bệnh ung thư. Có khoảng 4,7 -10,2% phụ nữ bị sùi mào gà ở cổ tử cung có thể tiến triển thành ung thư cổ tử cung. Khoảng 15% bệnh nhân nam bị sùi mào gà bị ung thư dương vật, 5% bệnh nhân nữ bị ung thư âm đạo, 5% bệnh nhân bị ung thư hậu môn.
Sùi mào gà ở thai phụ có thể gây những tai họa: Chảy máu khó cầm nguy hiểm đến tính mạng; phải mổ lấy thai; lây bệnh từ mẹ sang con dẫn tới trẻ khi sinh ra có biểu hiện của bệnh ở hầu, vòm họng. Ngoài ra, người mẹ còn có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn. Vì vậy, cần điều trị khỏi bệnh trước khi sinh con.
Bệnh có nguy cơ tái phát cao, do vậy cần phải lựa chọn phương pháp điều trị khoa học. Tất cả phụ nữ bị sùi mào gà cần được làm xét nghiệm để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Sau khi sinh, bệnh nhân phải được quản lý và theo dõi chặt chẽ bằng soi cổ tử cung, xét nghiệm tế bào âm đạo, cổ tử cung và khi cần thì sinh thiết để chẩn đoán.