Bật mí công thức làm món mì gà tiềm thơm ngon bổ dưỡng
Mì gà tiềm là món ăn thơm ngon, hấp dẫn và cực kỳ bổ dưỡng cho các thành viên trong gia đình đặc biệt tốt cho người già và trẻ em.
Nguyên liệu:
- 4 đùi gà
- 4 gói mì
- 50gr ngải cứu
- 1 gói gia vị hầm thuốc bắc
- 30gr táo tàu
- 300g cải thìa
- 80g nấm đông cô
- 40gr hạt sen khô
- Gia vị: dầu ăn, nước tương, bột canh, hạt nêm, mì chính, dầu hào, hoa hồi,…
Cách làm:
- Gà khi bạn mua về cần phải rửa sạch để loại bỏ đi các tạp chất cũng như bụi bẩn. Hãy sử dụng muối kết hợp với giấm rồi chà xát tất cả các mặt của con gà rồi rửa lại với nước và để ráo.
- Sơ chế xong rồi bạn phải tiến hành ướp gà để giúp cho món mì được đậm đà, trọn vị hơn. Lấy 2 củ hành tím cùng với 5 tép tỏi, bóc sạch vỏ rồi đập dập và băm nhỏ. Tiếp đến cho vào bát 1 muỗng canh hắc xì dầu, ½ muỗng canh dầu hào, ½ muỗng canh dầu hòa, ½ muỗng cà phê ngũ vị hương và đổ toàn bộ chỗ tỏi và hành vừa băm. Khuấy hỗn hợp thật đều để cho gia vị hòa quyện vào với nhau.
- Sau đó bạn sử dụng găng tay túi bóng để rưới phần sốt vừa mới pha lên phần đùi rồi xoa đều 2 mặt thịt gà. Bọc khay thịt bằng màng bọc thực phẩm rồi để vào ngăn mát của tủ lạnh trong khoảng 3 tiếng để gà thấm đều gia vị. Thậm chí nếu có thời gian bạn có thể ướp thịt gà qua đêm, chắc chắn món ăn sẽ trở nên đậm đà hơn.
- Khi nấu mì gà tiềm bạn không nên để gà ướp như vậy cho vào nấu luôn đâu. Thay vào hãy sử dụng chảo bắc lên bếp rồi cho 50ml dầu ăn vào để đun nóng. Khi nhúng đầu đũa vào dầu thấy có hiện tượng sôi thì bạn thả từng con gà vào và chiên ngập dầu ở mức lửa vừa phải.
- Đối với bước này bạn cần phải tập trung hết sức, chỉ nên chiên đến khi da gà vàng đều, phần thịt chín tới thì vớt ra để ráo. Đừng chiên gà quá vàng bởi sẽ khiến cho thịt gà bị khô đấy.
- Khi mua cải thìa về bạn nhặt thật sạch rồi đem đi ngâm với nước muối pha loãng ở trong thời gian khoảng 10 phút. Điều này sẽ giúp loại bỏ đi các chất bẩn có trong rau. Còn về phần hạt sen bạn phải bỏ phần tim sen để không bị đắng. Đồng thời mang ngâm nước trong một vài tiếng để hạt sen nở đều.
- Nấm đông cô bạn cũng cần phải rửa sạch dưới vòi nước có lực mạnh để bụi bẩn được cuốn trôi rồi ngâm với nước ấm trong khoảng 20 phút để cho nấm nở ra rồi lấy kép cắt bỏ phần chân nấm. Sau đó sử dụng lực tay để vắt kiệt cho ráo nước.
- Tương tự như vậy, táo tàu cũng rửa sạch. Rau ngải cứu nhặt lá và phần ngọn non rửa với khoảng 3 lần nước và để ráo. Bắt một nồi nước lên để đun sôi và cho phần rau ngải cứu vào trần sơ khoảng 2 phút rồi lại vớt ra. Cách làm này sẽ hạn chế khiến cho rau ngải cứu bị đắng làm ảnh hưởng đến hương vị của món mì.
- Lấy một cái nồi rộng rồi xếp phần đùi gà vừa mới chiên sơ vào rồi. Tiếp đến cho 2 miếng hoa hồi, 1 lít nước, vài lát vỏ quýt khô, vỏ quế và phần nấm đông cô đã ngâm, 1 muỗng canh nước tương, ½ muống canh hắc xì dầu và chút đường đun trong vòng 15 phút. Khoảng thời gian này sẽ giúp cho tất cả các nguyên liệu ở trong nồi hòa quyện hương vị vào với nhau.
- Bắc một nồi nước lên bếp cùng với 1 muỗng cà phê muối, 5ml dầu ăn để đun sôi. Sau đó bạn cho cải thìa vào nồi trần sơ qua khoảng 3 phút rồi vớt ra đĩa.
- Tận dụng nước luộc rau đó để trụng mì khoảng 2 phút hoặc hơn tùy từng loại mì. Khi trụng mì bạn cũng cần phải có mẹo thì mới ngon được. Nước đã sôi bạn hạ lừa vừa và trụng mì đến khi nào gần chín thì thôi, đừng luộc chín mì quá. Ngoài ra khi mì đã chín rồi thì bạn nên nhỏ một vài giọt dầu oliu để tránh tình trạng kết dính vào với nhau.
- Cho mì, rau cải đã trụng chín vào tô sau đó chan nước dùng lên phía bên trên. Tuy nhiên để cho bát mì gà tiềm trở nên sống động, thu hút ánh nhìn từ mọi người bạn nên thái ít hành lá bỏ vào nhé.
Như vậy là bạn đã sở hữu được bát mì gà thơm ngon nức mũi, nóng hổi, có đầy đủ chất dinh dưỡng để cả gia đình thưởng thức rồi.