Báo động chủng bệnh lậu mới nguy hiểm
Một chủng mới của bệnh lậu lây truyền qua đường tình dục đã kháng với thuốc kháng sinh, do khả năng đột biến rất nhanh, một nghiên cứu quốc tế vừa cho thấy.
Các nhà khoa học từ Phòng thí nghiệm Reference Thụy Điển cảnh báo rằng bệnh lây nhiễm này giờ đây có thể trở thành mối hiểm họa toàn cầu đối với sức khỏe cộng đồng.
Ca bệnh lậu kháng thuốc đầu tiên được tìm thấy ở Nhật Bản, trang BBC cho biết.
Khi phân tích chủng lậu mới này, có tên gọi H041, các nhà nghiên cứu đã xác định được những đột biến gene khiến nó có thể kháng với tất cả các dòng kháng sinh nhóm cephalosporin. Đây là nhóm kháng sinh được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng khác nhau do vi khuẩn. Chúng rất gần với penicillin.
Tiến sĩ Magnus Unemo, từ Phòng nghiên cứu tác nhân gây bệnh Neisseria của Thụy Điển, cho biết đây là một phát hiện đáng báo động và có thể dự đoán được.
"Kể từ khi thuốc kháng sinh trở thành giải pháp điều trị tiêu chuẩn với bệnh lậu vào thập kỷ 1940, vi khuẩn này đã chứng tỏ khả năng kháng thuốc đáng kinh ngạc với tất cả các thuốc được dùng để kiểm soát nó".
"Mặc dù còn quá sớm để đánh giá liệu chủng mới này có lan rộng hay không, nhưng theo lịch sử các trường hợp kháng thuốc ở vi khuẩn thì có thể nó sẽ lây lan nhanh chóng, trừ phi có các loại thuốc mới và cách điều trị mới ra đời".
Bà Rebecca Findlay, từ Hiệp hội Kế hoạch gia đình Anh, cho biết đây là tín hiệu đáng lo ngại.
"Việc ngăn ngừa trở nên quan trọng hơn, bởi chúng ta biết rằng kháng sinh không phải lúc nào cũng hiệu quả. Bệnh lậu có thể ảnh hưởng tới tất cả các độ tuổi và tất cả mọi người giờ đây cần biết cách chăm sóc sức khỏe tình dục của mình".
Còn tiến sĩ David Livermore, giám đốc phòng thí nghiệm kiểm soát kháng thuốc tại Cơ quan Bảo vệ sức khỏe Anh, cho biết: "Các thí nghiệm của chúng tôi cho thấy vi khuẩn lậu đang trở nên kém nhạy cảm hơn với dòng kháng sinh cephalosporin, một số ca điều trị đã thất bại. Điều lo lắng là chúng ta sẽ thấy rằng bệnh lậu trở nên khó chữa hơn trong vòng 5 năm tới. Trong tình huống này, phòng bệnh là tốt nhất".
Bệnh lậu là một trong những bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới. Khoảng 50% phụ nữ nhiễm lậu không có triệu chứng. Với đàn ông, số mắc không có triệu chứng từ 2 đến 5%.
Khi các triệu chứng xuất hiện, người bệnh sẽ thấy có cảm giác nóng bỏng khi đi tiểu và có thể chảy mủ từ dương vật. Nếu không chữa trị, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn và không thể phục hồi ở cả nam và nữ.
Phát hiện này sẽ được giới thiệu tại hội thảo sắp diễn ra tại Canada, do Hiệp hội quốc tế các nghiên cứu về bệnh lây truyền qua đường tình dục tổ chức.
Ca bệnh lậu kháng thuốc đầu tiên được tìm thấy ở Nhật Bản, trang BBC cho biết.
Khi phân tích chủng lậu mới này, có tên gọi H041, các nhà nghiên cứu đã xác định được những đột biến gene khiến nó có thể kháng với tất cả các dòng kháng sinh nhóm cephalosporin. Đây là nhóm kháng sinh được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng khác nhau do vi khuẩn. Chúng rất gần với penicillin.
"Kể từ khi thuốc kháng sinh trở thành giải pháp điều trị tiêu chuẩn với bệnh lậu vào thập kỷ 1940, vi khuẩn này đã chứng tỏ khả năng kháng thuốc đáng kinh ngạc với tất cả các thuốc được dùng để kiểm soát nó".
"Mặc dù còn quá sớm để đánh giá liệu chủng mới này có lan rộng hay không, nhưng theo lịch sử các trường hợp kháng thuốc ở vi khuẩn thì có thể nó sẽ lây lan nhanh chóng, trừ phi có các loại thuốc mới và cách điều trị mới ra đời".
Bà Rebecca Findlay, từ Hiệp hội Kế hoạch gia đình Anh, cho biết đây là tín hiệu đáng lo ngại.
"Việc ngăn ngừa trở nên quan trọng hơn, bởi chúng ta biết rằng kháng sinh không phải lúc nào cũng hiệu quả. Bệnh lậu có thể ảnh hưởng tới tất cả các độ tuổi và tất cả mọi người giờ đây cần biết cách chăm sóc sức khỏe tình dục của mình".
Còn tiến sĩ David Livermore, giám đốc phòng thí nghiệm kiểm soát kháng thuốc tại Cơ quan Bảo vệ sức khỏe Anh, cho biết: "Các thí nghiệm của chúng tôi cho thấy vi khuẩn lậu đang trở nên kém nhạy cảm hơn với dòng kháng sinh cephalosporin, một số ca điều trị đã thất bại. Điều lo lắng là chúng ta sẽ thấy rằng bệnh lậu trở nên khó chữa hơn trong vòng 5 năm tới. Trong tình huống này, phòng bệnh là tốt nhất".
Bệnh lậu là một trong những bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới. Khoảng 50% phụ nữ nhiễm lậu không có triệu chứng. Với đàn ông, số mắc không có triệu chứng từ 2 đến 5%.
Khi các triệu chứng xuất hiện, người bệnh sẽ thấy có cảm giác nóng bỏng khi đi tiểu và có thể chảy mủ từ dương vật. Nếu không chữa trị, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn và không thể phục hồi ở cả nam và nữ.
Phát hiện này sẽ được giới thiệu tại hội thảo sắp diễn ra tại Canada, do Hiệp hội quốc tế các nghiên cứu về bệnh lây truyền qua đường tình dục tổ chức.