Bánh dày Quán Gánh món ngon của người Tràng An
Bánh dày Quán Gánh, thứ quà quê giản dị không chỉ dành để biếu, để làm quà, mà còn xuất hiện mà trong mâm cỗ cưới, hỏi ở nhiều nơi.
Bánh dày Quán Gánh thuộc làng Thượng Ðình xã Nhị Khê, huyện Thường Tín. Trước kia, nhiều hộ gia đình trong làng làm nghề này, nhưng nay đang dần mai một, chỉ còn vài hộ gia đình giữ nghề, chủ yếu làm phân phối đi khắp nơi trong cả nước.
Nguyên liệu chính để làm bánh là gạo, đỗ xanh, thịt,…Gạo làm bánh phải là loại nếp trắng, dẻo thơm lấy từ vùng Hải Hậu (Nam Định), đem ngâm, đồ thành xôi. Xôi sau khi đồ chín, phải giã ngay lúc còn nóng, có như vậy bánh mới mềm, mịn và dẻo.
Người Quán Gánh dùng máy giã bánh đã được hơn 10 năm nay. Chủ một cơ sở sản xuất cho biết: “Từ ngày có máy, sức lao động được giải phóng, làm được nhiều bánh hơn, bánh ngon hơn, trắng hơn, đẹp hơn!”
Khi xong bột, đến thành bánh cũng qua 5 bước chính: Vào vỏ, lật bánh, hong khô, xoa mỡ, gói lá.
Để có chiếc bánh thơm ngon, dẻo trắng phải trải qua gần 20 công đoạn. Trừ lúc giã xôi làm bằng máy, còn lại, toàn bộ làm thủ công.
Cùng với bánh dày chay còn có loại bánh dày nhân ngọt và nhân mặn. Bánh dày nhân ngọt làm từ đậu xanh xào đường, cùi dừa nạo. Bánh mặn lại cầu kỳ hơn với đậu xanh, thịt ba chỉ, dừa và thơm mùi hạt tiêu. Mỗi loại bánh có một hương vị riêng
Ðể bột khỏi dính tay và tăng độ thơm ngon, người ta thường xoa một chút bột lòng đỏ trứng gà vào tay khi nặn bánh...
Người Quán Gánh dùng máy giã bánh đã được hơn 10 năm nay. Chủ một cơ sở sản xuất cho biết: “Từ ngày có máy, sức lao động được giải phóng, làm được nhiều bánh hơn, bánh ngon hơn, trắng hơn, đẹp hơn!”
Khi xong bột, đến thành bánh cũng qua 5 bước chính: Vào vỏ, lật bánh, hong khô, xoa mỡ, gói lá.
Để có chiếc bánh thơm ngon, dẻo trắng phải trải qua gần 20 công đoạn. Trừ lúc giã xôi làm bằng máy, còn lại, toàn bộ làm thủ công.
Cùng với bánh dày chay còn có loại bánh dày nhân ngọt và nhân mặn. Bánh dày nhân ngọt làm từ đậu xanh xào đường, cùi dừa nạo. Bánh mặn lại cầu kỳ hơn với đậu xanh, thịt ba chỉ, dừa và thơm mùi hạt tiêu. Mỗi loại bánh có một hương vị riêng
Ðể bột khỏi dính tay và tăng độ thơm ngon, người ta thường xoa một chút bột lòng đỏ trứng gà vào tay khi nặn bánh...
Chiếc bánh dày Quán Gánh có vị dẻo thơm của xôi nếp, màu xanh non của lá chuối, độ thơm ngậy của đậu, thịt được pha trộn cùng với những hương liệu khác mà chỉ có người Quán Gánh mới làm nên được hương vị đặc trưng đó.
Ngày nay, giao thông thuận tiện và phương tiện đi lại nhiều nên khách hàng khắp nơi từ Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thái Bình… đặt bánh ngày hôm trước là sáng sớm hôm sau có thể nhận được bánh ngay. Thời gian sử dụng bánh khá ngắn, ở thời tiết mát mẻ thì 2 ngày, không thì chỉ khoảng 8 tiếng.
Bánh dày Quán Gánh, thứ quà quê giản dị không chỉ dành để biếu, để làm quà, mà trong mâm cỗ cưới, hỏi, ma chay cũng thấp thoáng viên bánh trắng tinh, thơm thảo.