Bàn tay độc nhất vô nhị nằm trong ổ bụng, tiết lộ của chàng trai khiến nhiều người cảm thấy ám ảnh

Minh Võ,
Chia sẻ

Trước tình cảnh hiểm nghèo buộc phải cắt tay, bác sĩ đã có một quyết định táo bạo thay đổi cả cuộc đời bệnh nhân, lần đầu tiên thế giới ghi nhận.

Câu chuyện "có một không hai" này là trường hợp của anh Carlos Mariotti – một công nhân tại nhà máy Zettapack (Brazil). Trong lúc đang điều khiển thiết bị sản xuất thép cuộn, bỗng dưng tay trái của Carlos đã bị cuốn vào chiếc máy đang hoạt động. Không may lúc đó anh chỉ có một mình, kêu gào trong bất lực vì không thể kéo tay ra khỏi máy.

Khi các đồng nghiệp chạy đến nơi, họ cũng quá hoảng loạn nên không biết làm cách nào để giúp anh. Sau nhiều nỗ lực không thành, Carlos quyết định tự giật mạnh tay ra khỏi chiếc máy đang "bào mòn" từng phần da thịt. Ngay lập tức mọi người tiến hành cầm máu và đưa anh tới bệnh viện Santa Otilia kiểm tra.

Bệnh nhân hoại tử tay phải cắt cụt, bác sĩ quyết cứu bằng cách… nhét vào ổ bụng và cái kết "tái sinh" gây ngỡ ngàng - Ảnh 1.

Các bác sĩ đã có quyết định táo bạo là... nhét tay vào ổ bụng để phục hồi.

"Bệnh nhân bị chấn thương tróc da nghiêm trọng, nhìn bằng mắt thường chỉ còn lại một ít da trong lòng bàn tay và trên mu bàn tay, xương và dây chằng bên trong đều lộ ra ngoài. Nếu không tiến hành chữa trị, phần tay sẽ bị nhiễm trùng và có nguy cơ hoại tử tay rất cao, dẫn đến tử vong ngay lập tức" – Boris Brandao, bác sĩ chấn thương chỉnh hình chịu trách nhiệm ca phẫu thuật của Carlos, chia sẻ.

Để giữ nguyên bàn tay cho bệnh nhân, hội đồng bác sĩ đã quyết định phẫu thuật mở ổ bụng và đặt tay Carlos vào một túi mô mềm trong khoang bụng. Bàn tay này sẽ được "nuôi sống" trong 42 ngày để phát triển lại các mô và gân, sau đó chờ khi tay có khả năng ghép da mới tiến hành chữa trị tiếp.

Carlos phải đảm bảo giữ nguyên như thế này trong 5 tháng để các mô được tái tạo lại.

Tuy nhiên, các bác sĩ lại "đau đầu" vì việc để tay trong túi mô mềm rất dễ bị tuột ra và làm hở vết thương. Chính vì vậy họ đã dùng băng quấn thật dày quanh bụng để cố định, sau đó khuyến cáo bệnh nhân không được cử động mạnh nhưng vẫn phải di chuyển các ngón tay nhẹ nhàng để các khớp tay không bị cứng.

"Tỉnh dậy sau cuộc phẫu thuật, tôi rất ngạc nhiên khi thấy tay mình bị khâu chặt vào bụng để nuôi các tế bào. Sắp tới tôi phải kiểm tra sức khỏe hàng tuần để xem xét khả năng phục hồi của bàn tay. Dù đã được cảnh báo trước là tay sẽ bị suy giảm chức năng không như ban đầu, nhưng tôi thấy vẫn tốt hơn là bị hoại tử tay phải cắt bỏ" – Carlos tâm sự.

Bệnh nhân hoại tử tay phải cắt cụt, bác sĩ quyết cứu bằng cách… nhét vào ổ bụng và cái kết "tái sinh" gây ngỡ ngàng - Ảnh 3.

Tình trạng tay của Carlos giờ đã tạm ổn định, anh có thể cầm nắm nhưng vẫn hơi khó khăn.

Dù đây là một điều may mắn nhưng Carlos vẫn không thể quên được cảm giác đau đớn, khó chịu khủng khiếp trong suốt thời gian điều trị. Anh ấy không thể nằm nghiêng người hay nằm sấp xuống được. Phần tay bên trong bụng thì vẫn còn đau nhức ê ẩm mà không dám cử động mạnh.

Sau 5 tháng điều trị thì da bụng đã bao phủ hoàn toàn phần bàn tay, không còn vết thương hở nên Carlos không cần phải mang băng nữa. Khi được phẫu thuật tháo tay ra, bàn tay anh ấy trông giống như một đôi găng đấm bốc với ngón cái nhỏ xíu. Có người còn đùa rằng nhìn chẳng khác gì bàn tay của chú mèo máy Doraemon.

Tuy nhiên đó vẫn chưa phải là kết thúc, Carlos phải tham gia một cuộc đại phẫu cuối cùng để cắt và xây dựng lại bàn tay với những ngón tay riêng biệt. Đây được biết là ca phẫu thuật đầu tiên xảy ra trên thế giới, các bác sĩ hy vọng rằng có thể khôi phục lại một số chức năng và độ nhạy cảm với bộ phận bị cắt bỏ.

Bệnh nhân hoại tử tay phải cắt cụt, bác sĩ quyết cứu bằng cách… nhét vào ổ bụng và cái kết "tái sinh" gây ngỡ ngàng - Ảnh 4.

Hiện tại Carlos đang học làm quen với bàn tay mới của mình, anh rất cố gắng để vượt qua.

"Khi tháo tay ra, tôi đã có thể tự mình đi tất, thay quần, mặc áo và cởi ra… hệt như trước đây mà không gặp sự cố gì. Dù rất khó khăn nhưng đây là món quà tuyệt vời nhất mà các bác sĩ đã dành tặng, tôi phải cố gắng làm quen với nó" – Carlos gửi lời cám ơn đến hội đồng bác sĩ bệnh viện Santa Otilia.

Đầu tiên nhưng không phải là duy nhất

Ca bệnh của Carlos chính là trường hợp đầu tiên trên thế giới "nuôi sống" bàn tay trong bụng, thế nhưng nó không phải là duy nhất. Vào năm 2008, bệnh viện Johns Hopkins tại Maryland (Mỹ) đã thành công trong việc "trồng" tai của Sherrie Walter trên cánh tay sau khi cô phát triển bệnh ung thư biểu bì mô tế bào.

Một trường hợp khác là bệnh nhân Jamie Hilton - cựu hoa hậu bang Idaho (Mỹ), đã được các chuyên gia nuôi một phần hộp sọ trong bụng để giữ vô trùng khi cô gặp chấn thương ở đầu vào năm 2009. 

Bệnh nhân hoại tử tay phải cắt cụt, bác sĩ quyết cứu bằng cách… nhét vào ổ bụng và cái kết "tái sinh" gây ngỡ ngàng - Ảnh 5.

Jamie Hilton đã nuôi sọ của mình trong bụng để đảm bảo vô trùng.

Hay tại Trung Quốc năm 2010, bác sĩ cũng từng đặt ngón tay của cô bé Ming Li 9 tuổi vào chân phải sau khi bị thương do một chiếc máy kéo cán qua.

Hy vọng với những bước đột phá này của y học, các bệnh nhân sẽ có nhiều cơ hội được chữa trị và phục hồi hơn.

T/H

Chia sẻ