Bạn sẽ không tin nếu biết những bức ảnh này không phải "sản phẩm photoshop"
Khi người nghệ sĩ và thiên nhiên cùng hợp tác với nhau, những kiệt tác nghệ thuật sẽ ra đời.
Những bức ảnh dưới đây chưa qua bất kì chỉnh sửa nào, nhưng chúng thực sự lột tả vẻ đẹp tự nhiên nhờ vào khả năng nắm bắt đúng thời điểm và việc chọn góc chụp chính xác của các nhiếp ảnh gia tài ba.
Rắn lục Bitis peringueyi là một trong số những loài rắn độc được tìm thấy ở sa mạc Namib, sa mạc rộng lớn kéo dài từ phía Nam Angola cho đến Cộng hòa Namibia.
Thoạt nhìn, bức ảnh này trông như là những lớp sô-cô-la nóng chảy ngọt ngào.
Đây là ảnh chụp sa mạc Namib từ vệ tinh, nơi bãi cát đỏ của sa mạc gặp gỡ dòng sông Tsauchab.
Bức ảnh này là kết quả của kĩ thuật chụp ảnh phơi sáng lâu, cho phép ghi lại tất cả những cơn sét đổ bộ lên đỉnh núi Timpanogos ở Utah, Mỹ.
Chú bướm và đôi cánh trong suốt kì ảo.
Đây là một loài Bướm Giáp (Nymphalidae) sinh sống tại rừng nhiệt đới Amazon. Những tế bào dọc theo đôi cánh của nó có thể trở nên trong suốt như vậy là do sự thiếu hụt sắc tố.
Coi chừng, rắn kìa!
Thực ra, đây là loài bướm đêm Atlas (Attacus atlas) là loài bướm đêm thường được tìm thấy ở rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Đông Nam Á, và phổ biến ở quần đảo Mã Lai. Bướm đêm Atlas được xem là loài bướm đêm lớn nhất trên thế giới, với sải cánh từ 25 – 30cm. Chúng còn được gọi là bướm đầu rắn vì phía trên cánh của chúng có hình dáng tựa hai chiếc đầu rắn.
Cảnh tượng núi lửa phun trào bao phủ bầu trời.
Khi ngọn núi Etna (Italia) phun trào, lớp tro bụi khổng lồ đã cọ xát vào nhau cùng với những đám mây bên trên, tạo nên những tia điện và sét ngang dọc bầu trời.
Đôi cánh thiên thần trên tuyết?
Bức ảnh chụp lại dấu vết một con chim cú chỉ vì cố gắng đuổi theo con mồi mà chìm nghỉm trong lớp tuyết bông xốp.
Bức ảnh chụp tại Vân Nam, Trung Quốc, ghi lại cảnh hàng trăm con cá chép Koi đủ màu đang tung tăng dưới hồ nước.
Vận động viên lặn chuyên nghiệp.
Khoảnh khắc có một không hai của chú chim hải âu Galapagos đã được chụp lại tại Todos Santos, Mexico.
Đây là loài Bướm Diaethria phlogea ở Colombia, Nam Mỹ. Chúng còn được gọi là bướm 89’98 vì con số 89 và 98 thường xuất hiện trên cánh của chúng.
Hồ muối Bogoria tại Kenya là nơi trú ẩn theo mùa lớn nhất thế giới của loài hồng hạc nhỏ.
Bức ảnh do phóng viên Michael đến từ Hesse, Đức, ghi lại khoảnh khắc “đám mây đại bàng” đang cắp mặt trời bay đi mất.
Thực ra, đây là hồ băng trên đỉnh núi Himalayas do máy bay trinh thám chụp lại.
Bức ảnh ghi lại quanh cảnh khu vực Marble Canyon, phần thuộc Grand Canyon nằm ở Ruskeala, Cộng hòa Karelia, Nga.
Hồ Bled ở Slovenia là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch, những người muốn chiêm ngưỡng tòa lâu đài được xây trên hòn đảo nhỏ nằm giữa hồ như trong truyện cổ tích.
Đây là hiện tượng cột ánh sáng xuất hiện tại Rostov Oblast, Nga. Nó là hiệu ứng quang học xảy ra khi các tinh thể băng treo lơ lửng thẳng đứng trong không khí phản xạ ánh sáng Mặt trăng hoặc ánh sáng thành phố.
Một thiên hà xa xôi?
Không phải, đây thực chất là một ngọn đèn đường được chụp qua kính chắn gió ô tô trong trời mưa.
Sự đối xứng hoàn hảo.
(Nguồn: Dimplify)