Bạn đang ngày ngày cho cả nhà ăn “thuốc độc” vì chế biến thịt kiểu thiếu hiểu biết này

Newben,
Chia sẻ

Hãy ghi nhớ những sai lầm chế biến thịt này và tránh ngay trong hôm nay mọi người nhé.

Thịt gần như là món ăn chủ đạo của mỗi bữa ăn người Việt Nam. Dễ ăn, thơm ngon, có thể chế biến thành nhiều món, dễ bảo quản nên thịt luôn được ưa chuộng ở khắp mọi miền đất nước. Tuy nhiên, thực tế thì thịt vẫn có sự “đỏng đảnh” riêng, chẳng phải “dễ chiều chuộng” như mọi người vẫn nghĩ đâu nhé. Thậm chí, nếu bạn chế biến, bảo quản sai cách, bạn đã gần như đã khiến cả gia đình ăn phải “thuốc độc” rồi đấy.

Hãy ghi nhớ những sai lầm này và tránh ngay trong hôm nay mọi người nhé.

Cấp đông quá lâu

Cuộc sống ngày nay bận rộn thê nên nhiều bà nội trợ đã mua thật nhiều thực phẩm cần thiết cho 1 tuần, có khi vài tuần, cả tháng rồi thảy hết vào tủ cấp đông. Cứ yên tâm rằng vào ngăn đá thì chẳng con vi khuẩn nào làm phiền thịt thà của mình cả. Nhưng, thói quen này vô tình đã khiến thịt chẳng còn chất dinh dưỡng nhiều mà lại bớt đi hương vị thơm ngon vốn có của thịt. Thậm chí, thói quen này còn có thể làm phát sinh vi khuẩn, từ đó dễ dàng khiến cả gia đình bị ngộ độc thực phẩm.

Bạn đang ngày ngày cho cả nhà ăn “thuốc độc” chế biến thịt kiểu thiếu hiểu biết này - Ảnh 1.

Cấp đông thực phẩm quá lâu khiến thịt chẳng còn chất dinh dưỡng nhiều mà lại bớt đi hương vị thơm ngon vốn có (Ảnh: Internet)

Dưới đây là hướng dẫn chung để bảo quản các loại thịt phổ biến, theo trang Heathline cung cấp:

Trong tủ lạnh

- Thịt gia cầm chưa nấu: 1 đến 2 ngày

- Thịt xay chưa nấu: 1 đến 2 ngày

- Thịt đã thái nhưng chưa nấu: 3 đến 4 ngày

- Cá sống: 1 đến 2 ngày

- Thịt gia cầm, thịt, cá đã nấu: 3 đến 4 ngày

- Xúc xích, thịt nguội: 1 tuần nếu đã mở hộp, 2 tuần nếu chưa mở hộp.

Trong tủ đông

- Thịt gia cầm chưa nấu: 9 tháng (đã cắt) đến 1 năm (nguyên con)

- Thịt xay chưa nấu: 3 đến 4 tháng

- Thịt đã thái nhưng chưa nấu: 4 đến 12 tháng tùy loại

- Cá sống: 6 tháng

- Thịt, thịt gia cầm, cá đã nấu: 2 đến 6 tháng

- Xúc xích, thịt nguội: 1 đến 2 tháng

Rã đông sai cách

Nếu rã đông thịt sai cách, bạn sẽ khiến cả gia đình rước bệnh vào người khi ăn. Có thể thấy, chị em hay rã đông thịt bằng một trong những cách sau: rã đông bằng lò vi sóng, lò nướng, rã đông ở nhiệt độ phòng, dùng dầu nóng, nước nóng. Những cách thức này sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi, khiến thịt dễ bị ôi thiu, mất chất, gây ngộ độc thực phẩm.

Đúng đắn nhất, bạn nên chuyển thịt từ ngăn đá lên ngăn mát tủ lạnh để thịt có thời gian rã đông từ từ. Đây là cách an toàn, đơn giản và tiện lợi nhưng đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị chứ cần thịt ngay trong 5 phút thì không thể. Cách này thịt có thể để thêm 1 đến 2 ngày vẫn không sai.

Bạn đang ngày ngày cho cả nhà ăn “thuốc độc” chế biến thịt kiểu thiếu hiểu biết này - Ảnh 2.

Bạn có thể ngâm thịt vào nước mát để rã đông (Ảnh: Internet)

Hoặc bạn cũng có thể rã đông bằng cách ngâm thịt vào nước mát. Lưu ý rằng phải bịt kín miệng túi, hộp để nước không thâm nhập vào và bạn phải dùng hết số thịt đó ngay sau khi rã đông. Nhanh nhất, bạn có thể rã đông bằng lò vi sóng nhưng phải dùng hết số thịt đó bởi có thể một phần thịt đã chín trong quá trình rã đông.

Nấu cùng lúc quá nhiều

Khi cho một lượng lớn thịt vào nấu sẽ có thể xảy ra tình trạng không đủ nhiệt độ để làm chín thịt đều, từ đó dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc thực phẩm. Tốt nhất, nên cho từ từ vào để chế biến bạn nhé.

Dùng thớt bừa bãi

Không phải thịt nào cũng có thể thái cùng trên 1 tấm thớt. Thịt sống và thịt chín luôn phải được thái trên 2 tấm thớt riêng biệt. Đó là nguyên tắc an toàn thực phẩm hàng đầu mà bạn phải nhớ khi chế biến thức ăn cho gia đình. Hãy nhớ rằng vi khuẩn vẫn còn bám trên mặt thớt thái thịt sống dù cho bạn đã rửa qua nước, xà phòng và để khô. Nếu dùng thớt đó thái thịt chín, bạn đã tiếp tay cho bọn vi khuẩn “du lịch” vào trong cơ thể thành viên trong gia đình đấy nhé.

Hơn nữa, nếu bạn vẫn còn thái thịt trên những tấm thớt gỗ mòn vẹt, nhiều rãnh, mùn bẩn thì nên dẹp ngay đi. Những rãnh nhỏ trên thớt là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn, từ đó thâm nhập vào thịt, khiến người ăn bị ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu thớt đã quá cũ hay đã dùng từ 3 đến 6 tháng, hãy vứt bỏ đi và thay vào bằng cái mới. Mỗi khi thái thịt xong nên dùng chanh và muối chà xát mặt thớt, phơi khô để khử trùng.

Bạn đang ngày ngày cho cả nhà ăn “thuốc độc” chế biến thịt kiểu thiếu hiểu biết này - Ảnh 3.

Mỗi khi thái thịt xong nên dùng chanh và muối chà xát mặt thớt, phơi khô để khử trùng. (Ảnh: Internet)

Làm nóng thịt xông khói trong chảo dầu

Thịt xông khói khi tiếp xúc với nhiệt độ cao của dầu ăn sẽ sinh ra độc tố gây ung thư. Và đây là thói quen chế biến thịt xông khói sai lầm của các bà nội trợ. Thế nên, từ bây giờ, nếu muốn chế biến thịt xông khói cho cả nhà, bạn nên đặt thịt lên đồ vật bằng nhôm rồi cho vào lò nước khoảng 15 đến 18 phút, thịt sẽ vàng ươm, giòn ngon mà không béo ngậy, lại chẳng gây bệnh.

(Nguồn: Tổng hợp)

Chia sẻ