Bác sĩ Chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp cảnh báo thói quen bỏ bữa sáng của học sinh Việt Nam

Quang Vũ,
Chia sẻ

Ngoài việc dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc không ăn sáng là một trong những nguyên nhân gây bệnh thừa cân, béo phì ở trẻ.

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, việc bỏ bữa sáng thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe về lâu dài. Bỏ ăn sáng ở các em học sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn kết quả học tập của bé.

Bác sĩ Chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp cảnh báo thói quen bỏ bữa sáng của học sinh Việt Nam - Ảnh 1.

Dưới đây là những thông tin, chia sẻ từ Nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM - BS. CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp về vấn đề này.

Thưa Bác sĩ, hiện nay tình trạng bỏ bữa sáng hoặc ăn sáng sơ sài khá phổ biến, Bác sĩ đánh giá như thế nào về tình trạng này, nhất là đối với các em học sinh?

Trong thực hành chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ cần đầy đủ các chất dinh dưỡng mà còn có một yếu tố quan trọng là ăn đủ bữa và ăn đúng giờ.

Tình trạng bỏ bữa ăn sáng được ghi nhận đang có xu hướng gia tăng ở nhiều đối tượng trong đó có học sinh. Các khảo sát về bữa ăn sáng tập trung vào 2 nội dung chính: tần suất ăn sáng và chất lượng bữa ăn sáng

Về tần suất ăn sáng: Cư dân nông thôn ăn sáng đều đặn hơn nhiều so với cư dân đô thị. Một số khảo sát cho thấy khoảng 10% học sinh phổ thông ở đô thị thường xuyên bỏ ăn sáng, nhiều lao động văn phòng thậm chí không hề ăn sáng.

Nguyên nhân chính là do không đủ thời gian chuẩn bị. Một số bậc cha mẹ còn thiếu kỹ năng tổ chức bữa ăn sáng lành mạnh, giàu dinh dưỡng; bữa ăn đơn điệu, không hấp dẫn trẻ cũng khiến trẻ bỏ ăn sáng.

Bác sĩ Chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp cảnh báo thói quen bỏ bữa sáng của học sinh Việt Nam - Ảnh 2.

Về việc ăn sáng không đảm bảo chất lượng:

Nhiều bữa sáng không cân đối, không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng. Các ví dụ về bữa sáng không cân đối là nhiều chất bột đường, ít chất đạm, ít chất xơ, nhiều chất béo. Ở đô thị nhiều trẻ em sử dụng tiền mua thức ăn nhanh, chế biến sẵn như xúc xích, bột chiên, mì gói… vào giờ ra chơi. Bữa sáng trễ giờ cũng ảnh hưởng đến chuyển hóa, hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.

Bác sĩ có thể cho độc giả biết cụ thể hơn về tác hại của việc không ăn sáng?

Nếu không ăn sáng, trẻ sẽ mệt mỏi, uể oải, hạ đường huyết ảnh hưởng đến kết quả học tập và sự tăng trưởng thể chất. Lâu dài dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, hay mắc bệnh nhiễm trùng. Bỏ bữa sáng thường xuyên còn tăng nguy cơ thừa cân béo phì, bệnh lý dạ dày tá tràng. 

Không ăn sáng hoặc ăn sáng thiếu chất khiến các tế bào quan trọng của cơ thể như tế bào não, cơ và hồng cầu không đủ năng lượng hoạt động nên ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài của các em học sinh. .

Ngoài việc bỏ ăn sáng hoàn toàn thì tình trạng ăn sáng không đúng cách còn phổ biến hơn. "Không đúng cách" ở đây cụ thể được hiểu như thế nào, xin bác sĩ chia sẻ đến độc giả?

Bữa sáng "không đúng cách" có nhiều biểu hiện:

- Bữa sáng không đủ năng lượng so với nhu cầu của trẻ: nhiều trẻ chỉ uống 1 ly sữa, chỉ ăn 1 miếng bánh.

- Bữa sáng không cân đối các nhóm thực phẩm: nhiều chất đạm hoặc nhiều chất bột đường.

- Bữa sáng đơn điệu, không hấp dẫn, không phù hợp sở thích của trẻ.

Bác sĩ Chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp cảnh báo thói quen bỏ bữa sáng của học sinh Việt Nam - Ảnh 3.

Thưa bác sĩ, tình trạng bỏ ăn sáng được xem là thói quen, tuy nhiên về cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa thì đó là 1 quá trình. Vậy làm thế nào để con ăn sáng khi con bảo "chưa đói", "không đói" sau khi mới thức dậy, Bác sĩ có thể cho lời khuyên để bố mẹ xây dựng thói quen ăn sáng cho trẻ?

Cha mẹ cần sắp xếp thời gian để chuẩn bị bữa sáng và ăn sáng, chia sẻ niềm vui đầu ngày, không nên để trẻ ăn sáng một mình.

Cùng con ngủ sớm, dậy sớm, tập 1 vài động tác thể dục buổi sáng giúp hệ tiêu hóa "khởi động". Thiếu ngủ dễ khiến trẻ không muốn ăn sáng.

Bác sĩ Chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp cảnh báo thói quen bỏ bữa sáng của học sinh Việt Nam - Ảnh 4.

Các bữa sáng cần phải có thành phần dinh dưỡng và chế biến phù hợp với lứa tuổi, sở thích của trẻ. Ví dụ đối với trẻ mẫu giáo cần nấuthức ăn mềm, màu sắc bắt mắt, phù hợp sở thích của trẻ. Khi trẻ lớn hơn nên chế biến các món ăn gần giống người lớn. Cần quan tâm đến 4 nhóm chất thiết yếu sau: Nhóm bột đường, nhóm đạm, rau, sữa và thực phẩm từ sữa. Ngoài ra, cần bổ sung thêm trái cây trong bữa sáng của trẻ.

Bác sĩ Chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp cảnh báo thói quen bỏ bữa sáng của học sinh Việt Nam - Ảnh 5.

Qua những chia sẻ từ BS. CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp mong rằng độc giả sẽ cùng thay đổi, để gia đình có một thói quen ăn sáng và thói quen sống lành mạnh, tốt cho mình và các em nhỏ trong gia đình.

"Bữa sáng Nestlé cho trẻ vui khỏe hơn" là chương trình thường niên được Nestlé phát động với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống và đóng góp vào một tương lai khỏe mạnh hơn cho người dân Việt Nam. Nestlé tin rằng việc hình thành thói quen ăn sáng từ nhỏ cho trẻ với sự hỗ trợ của các sản phẩm dinh dưỡng cần thiết là một trong những yếu tố quan trọng góp phần giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Hãy cùng Gia Đình Nestlé tập cho con thói quen ăn sáng vui khỏe ngay từ hôm nay.

Chia sẻ