Bà mẹ chồng hoang tưởng
Bà chửi cô là “sao chổi”, và nếu cô “Chết đi, biến đi cho khuất mắt” thì con trai bà sẽ cưới được Hạnh hoặc 1 cô gái nào giàu có tương tự như thế.
Lịch là con trai duy nhất trong nhà, bố anh mất lúc anh còn bé tí. Từ đó đến nay, chỉ có 2 mẹ con sống vui vầy với nhau. Ngoại hình Lịch ở mức trung bình, bằng cấp không có nên anh chỉ xin được 1 chân chạy cho công ty chuyển phát nhanh. Hai mẹ con trông vào đồng lương duy nhất của anh nên cuộc sống chả dư dả gì cho lắm.
Trong lần đi chuyển phát hàng, chẳng may anh bị 1 cô gái đi xe phóng nhanh, lao thẳng vào người. Đó cũng là cơ duyên để anh quen Hạnh - tên cô gái ấy. Sau khi qua lại 1 thời gian, Lịch mới biết gia cảnh nhà Hạnh rất khá. Bản thân Hạnh cũng là người giỏi giang, kiếm ra tiền.
Hai người qua lại như bạn bè, thi thoảng Hạnh còn đến nhà Lịch chơi. Mẹ Lịch thấy Hạnh giàu có thì mở cờ trong bụng, tiếp đãi như thượng khách. Bà mấy lần bảo Lịch chớp lấy cơ hội mà tán Hạnh vì “lấy được con bé ngang với vớ được mỏ vàng”.
Trước đây, mẹ Lịch luôn coi con trai bà là nhất, không con nhà nào bằng được. Lần này Lịch quen được Hạnh, bà càng được thể huênh hoang với hàng xóm: “Đấy, đứa nào được như thằng Lịch nhà tôi! Nó chả có gì đâu nhưng yêu được con gái nhà giàu danh giá!”.
Nhưng khi Lịch còn chưa kịp bày tỏ gì với Hạnh thì cô đã gửi thiệp mừng đến tay anh. Mẹ Lịch điên tiết lắm, ngày đêm trách móc “Chậm chạp để thằng khác hớt tay trên”.
Trong lần đi chuyển phát hàng, chẳng may anh bị 1 cô gái đi xe phóng nhanh, lao thẳng vào người. Đó cũng là cơ duyên để anh quen Hạnh - tên cô gái ấy. Sau khi qua lại 1 thời gian, Lịch mới biết gia cảnh nhà Hạnh rất khá. Bản thân Hạnh cũng là người giỏi giang, kiếm ra tiền.
Hai người qua lại như bạn bè, thi thoảng Hạnh còn đến nhà Lịch chơi. Mẹ Lịch thấy Hạnh giàu có thì mở cờ trong bụng, tiếp đãi như thượng khách. Bà mấy lần bảo Lịch chớp lấy cơ hội mà tán Hạnh vì “lấy được con bé ngang với vớ được mỏ vàng”.
Trước đây, mẹ Lịch luôn coi con trai bà là nhất, không con nhà nào bằng được. Lần này Lịch quen được Hạnh, bà càng được thể huênh hoang với hàng xóm: “Đấy, đứa nào được như thằng Lịch nhà tôi! Nó chả có gì đâu nhưng yêu được con gái nhà giàu danh giá!”.
Nhưng khi Lịch còn chưa kịp bày tỏ gì với Hạnh thì cô đã gửi thiệp mừng đến tay anh. Mẹ Lịch điên tiết lắm, ngày đêm trách móc “Chậm chạp để thằng khác hớt tay trên”.
Khổ nỗi thực tế Hạnh nào có ý tứ gì với Lịch! Cô qua lại với anh vì thấy anh cũng là người hiền lành, tử tế và để xin lỗi anh chuyện cô tông xe vào mà anh chẳng hề bắt đền gì thôi.
Những bài ca mắng chửi cô “ngu dốt, kém cỏi, không biết kiếm tiền…” đều như cơm bữa (Ảnh minh họa).
Rồi Lịch cũng cưới Hảo - nhân viên thu ngân siêu thị. Hảo ngoan ngoãn, hiền lành, tuy học hành không cao nhưng cô rất hiểu biết và lễ phép. Mẹ Lịch không phản đối nhưng cũng chẳng hào hứng với con dâu mới. Thi thoảng bà lại “nổ”: “Thằng Lịch nó không tầm thường đâu! Trước đây gái nhà giàu danh giá còn theo nó đầy!”.
Cuộc sống với đủ thứ cần đến tiền, nhất là khi con trai đầu lòng của 2 vợ chồng Lịch ra đời. Với mức lương hiện tại, vợ chồng Lịch phải tằn tiện hết mức. Nhưng hình như mẹ chồng cô không hiểu điều đó.
Khi cô đi làm lại, không có người trông con, bà bắt thuê người giúp việc chứ nhất định không chịu bế con giúp vợ chồng Lịch với lý do: “Tao còn phải đi chùa, đi tập thể dục, đi sang nhà mấy bà bạn chơi, thời gian đâu mà bế con cho vợ chồng mày! Số tao phải sướng thế chứ sao phải khổ?”. Hảo đành ngậm ngùi thuê người trông con theo giờ cho tiết kiệm, còn việc nhà 1 mình cô vẫn làm hết.
Mẹ Lịch còn rất thích mua sắm quần áo đẹp và đồ trang sức cho bằng bạn bằng bè. Mỗi lần biết 2 vợ chồng Hảo lĩnh lương, bà lại nói thẳng: “Đưa tao ít tiền tao mua cái vòng ngọc!”. Tiền thì cầm trong tay, chả lẽ Hảo nói không có. Mà đưa cho bà thì cả tháng 2 vợ chồng và con ăn bằng gì?
Hảo chán lắm mà chẳng biết làm thế nào, đành đưa cho bà rồi cố gắng làm thêm hòng kiếm chút tiền. Nhiều khi cô tủi thân, khóc không ra nước mắt. Quả thực, mua sữa cho con trai, cô còn phải suy đi tính lại, chọn loại rẻ nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng. Nhưng mẹ chồng cô cứ như người ngoài vậy, chẳng cần biết đến con cháu sống chết ra sao.
Nhiều lần Hảo kể lể với chồng, Lịch lạnh lùng bảo: “Mẹ chỉ có mình anh thôi, cả đời mẹ chịu khổ nuôi anh rồi. Giờ để mẹ hưởng thụ tuổi già thì có gì sai?”. Hảo không biết nói sao nữa.
Cuộc sống ngột ngạt vì tiền nong làm Hảo mệt mỏi vô cùng. Đến khi mẹ chồng đòi tiền cô để mua chiếc đồng hồ mạ vàng với giá hơn cả 1 tháng lương của cô thì Hảo không thể chịu đựng nổi nữa. Cô ngân ngấn nước mắt nói với bà: “Mẹ có biết cháu trai mẹ không có sữa mà ăn không?”.
Tưởng bà sẽ thương xót mà thông cảm cho con cháu, ai dè bà trừng mắt lên quát: “Con mày thì mày phải nuôi, kêu ca cái nỗi gì? Tao là mẹ chồng mày, mày phải có trách nhiệm phụng dưỡng. Mày không làm được thì để đứa khác làm!”.
Rồi bà than thở: “Sao cái số tôi nó khổ thế? Con trai tôi đẹp trai, tài giỏi, con dâu giàu có, danh giá thì không lấy, lại rước về cái loại vừa xấu, vừa không biết kiếm tiền thế này?”.
Cũng từ hôm đó, cuộc sống của Hảo bắt đầu những ngày tháng như trong địa ngục. Những bài ca mắng chửi cô “Ngu dốt, kém cỏi, không biết kiếm tiền…” đều như cơm bữa. Cứ nhìn thấy mặt Hảo là bà lại “ca”.
Lâu dần, bà còn tưởng tượng ra chuyện hoang đường, rằng tại cô nên Lịch mới không lấy được Hạnh - người con gái giàu có, danh giá. Bà chửi cô là “sao chổi” và nếu cô “chết đi, biến đi cho khuất mắt” thì con trai bà sẽ cưới được Hạnh hoặc 1 cô gái nào giàu có tương tự thế. “Con trai tao ngời ngời như thế cơ mà, sao phải lấy cái loại gái như mày?”.
Chẳng biết có phải cuộc sống quá khó khăn dẫn đến bí bách hay nghe nhiều những lời mẹ nói rồi cũng cho là thật, mà Lịch ngày càng lạnh nhạt và thô lỗ với Hảo.
Những bài ca mắng chửi cô “ngu dốt, kém cỏi, không biết kiếm tiền…” đều như cơm bữa (Ảnh minh họa).
Rồi Lịch cũng cưới Hảo - nhân viên thu ngân siêu thị. Hảo ngoan ngoãn, hiền lành, tuy học hành không cao nhưng cô rất hiểu biết và lễ phép. Mẹ Lịch không phản đối nhưng cũng chẳng hào hứng với con dâu mới. Thi thoảng bà lại “nổ”: “Thằng Lịch nó không tầm thường đâu! Trước đây gái nhà giàu danh giá còn theo nó đầy!”.
Cuộc sống với đủ thứ cần đến tiền, nhất là khi con trai đầu lòng của 2 vợ chồng Lịch ra đời. Với mức lương hiện tại, vợ chồng Lịch phải tằn tiện hết mức. Nhưng hình như mẹ chồng cô không hiểu điều đó.
Khi cô đi làm lại, không có người trông con, bà bắt thuê người giúp việc chứ nhất định không chịu bế con giúp vợ chồng Lịch với lý do: “Tao còn phải đi chùa, đi tập thể dục, đi sang nhà mấy bà bạn chơi, thời gian đâu mà bế con cho vợ chồng mày! Số tao phải sướng thế chứ sao phải khổ?”. Hảo đành ngậm ngùi thuê người trông con theo giờ cho tiết kiệm, còn việc nhà 1 mình cô vẫn làm hết.
Mẹ Lịch còn rất thích mua sắm quần áo đẹp và đồ trang sức cho bằng bạn bằng bè. Mỗi lần biết 2 vợ chồng Hảo lĩnh lương, bà lại nói thẳng: “Đưa tao ít tiền tao mua cái vòng ngọc!”. Tiền thì cầm trong tay, chả lẽ Hảo nói không có. Mà đưa cho bà thì cả tháng 2 vợ chồng và con ăn bằng gì?
Hảo chán lắm mà chẳng biết làm thế nào, đành đưa cho bà rồi cố gắng làm thêm hòng kiếm chút tiền. Nhiều khi cô tủi thân, khóc không ra nước mắt. Quả thực, mua sữa cho con trai, cô còn phải suy đi tính lại, chọn loại rẻ nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng. Nhưng mẹ chồng cô cứ như người ngoài vậy, chẳng cần biết đến con cháu sống chết ra sao.
Nhiều lần Hảo kể lể với chồng, Lịch lạnh lùng bảo: “Mẹ chỉ có mình anh thôi, cả đời mẹ chịu khổ nuôi anh rồi. Giờ để mẹ hưởng thụ tuổi già thì có gì sai?”. Hảo không biết nói sao nữa.
Cuộc sống ngột ngạt vì tiền nong làm Hảo mệt mỏi vô cùng. Đến khi mẹ chồng đòi tiền cô để mua chiếc đồng hồ mạ vàng với giá hơn cả 1 tháng lương của cô thì Hảo không thể chịu đựng nổi nữa. Cô ngân ngấn nước mắt nói với bà: “Mẹ có biết cháu trai mẹ không có sữa mà ăn không?”.
Tưởng bà sẽ thương xót mà thông cảm cho con cháu, ai dè bà trừng mắt lên quát: “Con mày thì mày phải nuôi, kêu ca cái nỗi gì? Tao là mẹ chồng mày, mày phải có trách nhiệm phụng dưỡng. Mày không làm được thì để đứa khác làm!”.
Rồi bà than thở: “Sao cái số tôi nó khổ thế? Con trai tôi đẹp trai, tài giỏi, con dâu giàu có, danh giá thì không lấy, lại rước về cái loại vừa xấu, vừa không biết kiếm tiền thế này?”.
Cũng từ hôm đó, cuộc sống của Hảo bắt đầu những ngày tháng như trong địa ngục. Những bài ca mắng chửi cô “Ngu dốt, kém cỏi, không biết kiếm tiền…” đều như cơm bữa. Cứ nhìn thấy mặt Hảo là bà lại “ca”.
Lâu dần, bà còn tưởng tượng ra chuyện hoang đường, rằng tại cô nên Lịch mới không lấy được Hạnh - người con gái giàu có, danh giá. Bà chửi cô là “sao chổi” và nếu cô “chết đi, biến đi cho khuất mắt” thì con trai bà sẽ cưới được Hạnh hoặc 1 cô gái nào giàu có tương tự thế. “Con trai tao ngời ngời như thế cơ mà, sao phải lấy cái loại gái như mày?”.
Chẳng biết có phải cuộc sống quá khó khăn dẫn đến bí bách hay nghe nhiều những lời mẹ nói rồi cũng cho là thật, mà Lịch ngày càng lạnh nhạt và thô lỗ với Hảo.
Cô tuyệt vọng thật sự, chỉ còn biết bấu víu vào con trai để tìm niềm an ủi. Với bản tính hiền lành nên Hảo vẫn chỉ biết chịu đựng và cố gắng chấp nhận với suy nghĩ: “Mẹ cũng chẳng sống được với mình cả đời…”.