Ăn thịt lợn chưa nấu chín, nam thanh niên 18 tuổi tử vong vì nhiễm sán lợn trong não H Nguyễn, Theo Helino Chia sẻ Thích Tiêu điểm Thực phẩm chữa bệnh Chữa bệnh cùng chuyên gia Thực đơn chuẩn Eat Clean Bệnh theo mùaMùa xuânMùa hèMùa thuMùa đôngBệnh trẻ emBệnh tay chân miệngCảm cúmDị ứngBệnh tiêu hóaBệnh nãoBệnh phụ nữDậy thìPhụ khoaSản khoaMãn kinhTình dụcBệnh nam giớiDậy thìBệnh nam khoaTuyến tiền liệtTình dụcBệnh thường gặpBệnh về daBệnh về mắtBệnh xương khớpBệnh hô hấpBệnh tiêu hóaBệnh răng miệngBệnh tai mũi họngBệnh tiểu đườngBệnh tim mạchBài tiếtBệnh nội tiếtBệnh ung thưTâm lýBệnh văn phòngMỏi mắtMỡ bụngTáo bónMệt mỏiTrầm cảmPhòng bệnhThực phẩm phòng bệnhChế độ ăn uốngThói quen có lợiThói quen có hạiThuốcVitaminKhoáng chấtThực phẩm chức năngThuốc bổSức khỏe giới tínhChu kì kinh nguyệtĐặc điểm sinh lýPhần phụVòng 1Rối loạn nội tiếtSức khỏe sinh sảnBệnh phụ khoaNgừa thaiHiếm muộnVô sinhNạo phá thaiSẩy thaiMang thaiSau sinhSức khỏe tình dụcBệnh tình dụcNhu cầu sinh lýHam muốn tình dụcRắc rối phòng theLãnh cảmYếu sinh lýTư vấnTư vấn tình dụcTư vấn sinh sảnTư vấn giới tính Mặc dù các bác sĩ đã nỗ lực hết sức để chạy chữa, nam thanh niên 18 tuổi đã không qua khỏi 2 tuần sau đó. Chưa hết hoang mang vì sán lợn, lại phát hiện một phụ nữ nhiễm sán lá gan nhiều năm vì thói quen này Bộ Y tế: "Chưa phải điều trị sán lợn dù kết quả xét nghiệm dương tính" Nhiễm sán lợn bình thường hay không? Bệnh nguy hiểm thế nào và dấu hiệu cảnh báo bị nhiễm sán Chàng trai không nêu danh tính được đưa vào một bệnh viện ở Ấn Độ để cấp cứu trong tình trạng bất tỉnh do co giật nghiêm trọng. Chụp cộng hưởng từ cho thấy tổn thương có liên quan tới bệnh ấu trùng sán lợn.Bện ấu trùng sán lợn xảy ra khi ký sinh trùng được tìm thấy trong thịt chưa nấu chín kỹ tích tụ bên trong cơ thể cho tới khi chúng xâm nhập hệ thần kinh trung ương. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới cơn co giật của chàng trai trẻ.Ăn thịt lợn chưa nấu chín, nam thanh niên 18 tuổi tử vong vì kí sinh xâm chiếm não.Mặc dù các bác sĩ đã nỗ lực hết sức để chạy chữa, nam thanh niên 18 tuổi đã không qua khỏi 2 tuần sau đó.Trường hợp này được Tiến sĩ Nishanth Dev, thuộc Đại học Y ESIC ở Faridabad, bang Haryana, phía Bắc Ấn Độ, đề cập tới trên tờ The New England Journal of Medicine. Ông chính là người đã điều trị cho nam thanh niên xấu số trên.Tiến sĩ cho biết, cơn co giật của chàng trai thuộc dạng động kinh co cứng - co giật toàn thân (tonic-clonic seizures). Chúng xảy ra khi có sự phóng điện ảnh hưởng tới toàn bộ não, khiến bệnh nhân bất tỉnh ngay lập tức. Động kinh co cứng – co giật toàn thân thường kéo dài 1-3 phút.Nếu chúng kéo dài quá 5 phút hoặc theo từng cơn ngắn liên tiếp nhau, bệnh nhân có thể cần được áp dụng các biện pháp can thiệp tích cực để cứu mạng. TIN LIÊN QUANTop món ăn khoái khẩu nhưng khiến người ăn sẽ gặp nguy cơ nhiễm sán cực caoĂn rau bẩn nguy cơ nhiễm sán kinh khủng hơn gấp bội: Làm sao để phòng ngừa bệnh sán? Thời điểm chàng trai tới được bệnh viện, bác sĩ phát hiện thấy anh có vẻ cực kỳ rối loạn. Đây là tình trạng phổ biến của các cơn động kinh co cứng – co giật toàn thân. Phần lớn bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, mất phương hướng trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần sau.Cha mẹ nam thanh niên cho biết, anh đã phàn nàn về những cơn đau ở bẹn trong tuần trước khi xảy ra co giật. Khám nghiệm cho thấy, bệnh nhân còn bị sưng mắt phải, tinh hoàn bên phải bị nhão.Kết quả chụp cộng hưởng từ xác nhận, bệnh nhân bị rất nhiều nang ở vùng vỏ não. Tổn thương cũng xuất hiện ở vùng cuống não – là gốc của cơ quan cực kỳ quan trọng này, nơi gửi tín hiệu từ não tới các phần còn lại của cơ thể. Nang còn được phát hiện ở tiểu não. Các bác sĩ nhận thấy, những tổn thương não của chàng trai 18 tuổi có liên quan tới bệnh ấu trùng sán lợn. Xét nghiệm huyết thanh xác nhận bệnh nhân đã bị nhiễm sán dải lợn. nhiem-san-3 nhiem-san-2 Kết quả chụp MRI cho thấy người đàn ông có nhiều u nang trong vỏ não (hình bên trái là các chấm trắng). Các tổn thương cũng được tìm thấy trong thân não và tiểu não (nhìn bên phải).Các bác sĩ quyết định không sử dụng thuốc kháng ký sinh trùng để điều trị cho nam thanh niên bởi chúng thường làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm ở những người bị nang trong não. Các loại thuốc kháng ký sinh trùng còn gây ra phù não - tức tích tụ quá mức dịch trong não và mất thị lực.Cuối cùng, nam thanh niên được điều trị bằng thuốc dexamethasone chứa steroid kháng viêm - loại thuốc được dùng phổ biến hơn trong điều trị các chứng dị ứng, viêm khớp và vảy nến. Ngoài ra, bệnh nhân còn được chỉ định dùng thuốc chống động kinh.Tuy nhiên, điều đáng buồn nhất đã xảy ra, khi mọi biện pháp trên đều là chưa đủ để cứu được mạng sống chàng trai trẻ.Bệnh ấu trùng sán lợn là gì?Ấu trùng sán lợn là tình trạng nhiễm ký sinh trùng gây ra do các nang ấu trùng của sán dải lợn – Taenia solium.Các nang này có thể thâm nhập não, dẫn tới các cơn co giật tiềm ẩn nguy cơ đe doạ tính mạng.Những người bị bệnh ấu trùng sán lợn là do ăn thịt lợn chưa được nấu chín kỹ.Họ cũng có thể nuốt phải trứng siêu nhỏ trên các thức ăn khác chưa nấu chín hoặc rau chưa rửa sạch. Tổ chức Y tế Thế giới WHO nhận định bệnh ấu trùng sàn lợn là nguyên nhân hàng đầu gây động kinh ở người trưởng thành trên toàn thế giới.Có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn bằng cách rửa tay sạch sẽ.Biện pháp điều trị thường là sử dụng các loại thuốc làm giảm tình trạng phù não và có thể tiêu diệt sán.(Theo DailyMail/NyPost/Thesun) Dấu hiệu nhận biết những loại thịt có nguy cơ nhiễm sán chẳng kém thịt lợn Chia sẻ Thích Nhiễm sán lợnĂn thịt lợn chứa sánĂn thịt lợn chưa nấu chínĂn thịt lợn tái Bệnh sán lợnBện ấu trùng sán lợnNhiễm sán dảiBệnh não