Ăn mướp làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận? BS nói để bảo vệ thận tốt nhất nên tránh 5 việc quen thuộc
Một số người truyền tai nhau rằng, ăn quá nhiều mướp sẽ gây hại thận. Điều này khiến nhiều người bối rối thời gian gần đây. Vậy, thực hư của chuyện này là thế nào?
Thận là cơ quan bài tiết quan trọng của cơ thể con người. Nó bài tiết các chất độc và các chất dư thừa trong cơ thể con người như kali, protein bằng cách lọc máu.
Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn uống không phù hợp có liên quan mật thiết đến chất lượng hoạt động của thận. Ăn uống khoa học và hợp lý sẽ cải thiện chức năng thận.
Một số người truyền tai nhau rằng, ăn quá nhiều mướp sẽ gây hại thận. Điều này khiến nhiều người bối rối thời gian gần đây.
Ăn mướp có làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận không?
Mướp có hương vị thanh mát, thích hợp dùng để nấu canh trong những ngày nóng bức hiện nay. Vitamin C có trong mướp là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Chúng có thể chống lại tổn thương gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại, thúc đẩy tổng hợp collagen và có tác dụng đáng kể trong việc duy trì độ đàn hồi da.
Mướp rất giàu vitamin B. Những vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, duy trì sức khỏe của hệ thần kinh, cải thiện chức năng tổng thể của cơ thể.
Mướp còn là một kho tàng khoáng chất, đặc biệt là 2 nguyên tố chính kali và canxi. Kali cần thiết để điều chỉnh cân bằng điện giải trong cơ thể, duy trì sức khỏe tim mạch. Canxi là thành phần chính trong việc hình thành xương và răng, đồng thời có ý nghĩa rất lớn trong việc ngăn ngừa các vấn đề về xương như loãng xương.
Hàm lượng nước cao và chất xơ phong phú trong xơ mướp mang lại sự đảm bảo chắc chắn cho sức khỏe đường ruột. Độ ẩm giúp làm mềm phân và thúc đẩy nhu động ruột.
Vậy ăn mướp có gây hại thận không? PGS.TS Trần Đình Toán (Nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng lâm sàng) cho rằng, không có bằng chứng nào cho thấy ăn mướp gây hại thận. Mướp là thực phẩm lành tính, giàu dinh dưỡng lại không gây béo, rất tốt cho người muốn ăn uống lành mạnh.
Tuy nhiên, ăn bất cứ thứ gì quá nhiều đều không tốt. Do đó, chuyên gia khuyên ăn mướp hay bất cứ thực phẩm nào cũng cần điều độ, đúng cách, tránh hại sức khỏe.
Để bảo vệ thận, chuyên gia khuyên nên hạn chế ăn 5 thực phẩm
1. Thực phẩm nhiều muối
Chế độ ăn nhiều muối làm tăng gánh nặng cho thận, dẫn đến giữ nước và natri, nguy cơ huyết áp cao, phù nề. Chế độ ăn nhiều muối trong thời gian dài cũng có thể gây tổn thương thận, thậm chí gây bệnh thận.
Vì vậy nên kiểm soát lượng muối ăn hàng ngày. Tránh các thực phẩm có nhiều muối như đồ muối chua, trứng muối, dưa chua.
2. Thực phẩm nhiều đường
Ăn quá nhiều đường không chỉ khiến lượng đường trong máu tăng cao mà còn gây ra các vấn đề về trao đổi chất như béo phì, mỡ máu cao. Từ đó làm tăng gánh nặng cho thận.
Ngoài ra, chế độ ăn nhiều đường có thể gây tổn thương mạch máu ở thận, tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Chúng ta nên tránh ăn quá nhiều thực phẩm nhiều đường như kẹo, bánh ngọt, đồ uống có đường.
3. Thực phẩm giàu chất béo
Chế độ ăn nhiều chất béo có thể dẫn đến tăng lipid máu, nguy cơ xơ cứng động mạch, có thể gây tổn thương mạch máu ở thận.
Ngoài ra, chế độ ăn nhiều chất béo còn gây ra các bệnh mãn tính như béo phì, tăng huyết áp, đe dọa sức khỏe thận. Vì vậy, bạn nên hạn chế tối đa ăn các thực phẩm giàu chất béo như thịt kho tàu, đồ chiên rán.
4. Thực phẩm có hàm lượng purine cao
Thực phẩm có hàm lượng purine cao sẽ sản sinh ra một lượng lớn axit uric sau khi chuyển hóa trong cơ thể. Axit uric dư thừa dễ lắng đọng ở thận, hình thành tinh thể urat, từ đó gây tổn hại cho thận.
Các loại thực phẩm có hàm lượng purine cao phổ biến bao gồm nội tạng động vật, hải sản, đậu... Vì vậy, những người có thận yếu nên cố gắng tránh hoặc hạn chế ăn những thực phẩm này.
5. Rượu và đồ uống có cồn
Sau khi rượu được chuyển hóa trong cơ thể, nó sẽ tạo ra các chất độc hại như acetaldehyde, có thể gây tổn thương thận.
Uống rượu kéo dài cũng gây tổn thương cầu thận và ống thận, dẫn đến nhiều bệnh thận khác nhau.
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe thận, bạn nên tránh hoặc hạn chế uống rượu và đồ uống có cồn.
Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe thận?
1. Làm việc và nghỉ ngơi đều đặn
Đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, gắng sức. Thức khuya lâu ngày và gắng sức quá mức sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.
2. Bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu
Hút thuốc và uống rượu quá nhiều có thể gây tổn thương thận. Bạn nên bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt, hạn chế uống rượu.
3. Ăn uống hợp lý
Đảm bảo hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm protein chất lượng cao, vitamin, khoáng chất... trong chế độ ăn. Chú ý kiểm soát tổng lượng calo và muối ăn vào cơ thể.
4. Ăn nhiều trái cây, rau củ quả
Rau và trái cây rất giàu vitamin, chất xơ, giúp thúc đẩy nhu động ruột, giải độc, giảm gánh nặng cho thận.
5. Tập thể dục điều độ
Tăng cường tập thể dục như chạy, bơi lội, thái cực quyền..., có thể cải thiện thể chất và khả năng miễn dịch, đồng thời thúc đẩy lưu thông máu, trao đổi chất của thận.
Tuy nhiên cần tránh tập luyện quá sức hoặc giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài để tránh tổn thương thận.
6. Khám sức khỏe định kỳ
Thường xuyên tiến hành các xét nghiệm chức năng thận định kỳ như xét nghiệm nước tiểu, creatinin máu... để phát hiện kịp thời các vấn đề về thận, có biện pháp xử lý phù hợp.
7. Chú ý đến huyết áp và lượng đường trong máu
Huyết áp cao, tiểu đường là những yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra bệnh thận. Người mắc cần được theo dõi và kiểm soát thường xuyên.
8. Tránh lạm dụng thuốc
Tránh mua và sử dụng các loại thuốc không kê đơn, đặc biệt là những thuốc gây độc cho thận.
Khi sử dụng thuốc, bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định và liều lượng của bác sĩ để tránh tình trạng quá liều hoặc sử dụng lâu dài.
9. Giữ tâm trạng tốt
Hãy luôn tìm cách giảm căng thẳng vì stress sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe thận. Ngoài ra, bạn cần duy trì thái độ lạc quan để thận khỏe mạnh.