Ăn hải sản có thể ngừa bệnh tim mạch
Nếu biết một chút kiến thức khi ăn hải sản thì có thể vừa thưởng thức vị ngon của biển cả vừa yên tâm về sức khỏe.
Hải sản là nguồn thực phẩm phong phú về chủng loại, bao gồm các loài cá, tôm, cua, ốc, mực… có thể chế biến thành rất nhiều món ngon. Nhiều người thích ăn hải sản nhưng lại lo lắng hàm lượng protein cao có trong hải sản sẽ làm cho chất béo và cholesterol trong cơ thể tăng lên.
Nhiều nghiên cứu cho thấy hàm lượng axit béo bão hòa trong hải sản nhìn chung không nhiều lắm. Tuy lượng cholesterol trong tôm, cua, trai và cá mòi tương đối cao nhưng vì lượng axit béo bão hòa lại rất thấp nên khả năng làm tăng cholesterol trong máu còn thấp hơn so với dầu dừa và dầu cọ. Hơn nữa, cholesterol trong tôm, cua tập trung phần lớn ở trong trứng và phần đầu nên khi ăn, chỉ cần bỏ 2 bộ phận này thì sẽ cơ thể không lo phải “nhập khẩu” cholesterol quá nhiều.
Dẫn chứng cho nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã tìm hiểu cuộc sống của người Eskimos. Tộc người này chủ yếu sống ở vùng băng tuyết lạnh giá quanh năm, thường làm nghề đánh cá. Các nhà khoa học nhận thấy tỉ lệ mắc bệnh tim mạch của người Eskimos rất thấp và nguyên nhân chủ yếu do thức ăn chính của họ là các loại cá sống ở vùng biển sâu. Các loại cá này có lượng axit béo bão hòa rất lớn, có thể làm giảm cholesterol có mật độ lipoprotein thấp (tức cholesterol có hại) nên có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng cá hồi, cá mòi, cá thu và cá chình có lượng axit béo bão hòa nhiều hơn các loại cá biển thông thường khác nên rất tốt cho tim mạch.