Ăn 1 cái bánh trung thu, nhịn 2 bát cơm chạy bộ 4 tiếng cũng không bù được

Trân Trân ,
Chia sẻ

Rằm tháng 8 đã đến rất gần và món bánh trung thu truyền thống là “đặc sản” không thể bỏ qua. Nhưng nếu ăn bánh trung thu sai cách thì dễ rước độc vào người như chơi

Bánh trung thu là một loại bánh khá ngon và khiến nhiều trẻ em cũng như người lớn mê say bởi vị ngọt ngào, beo béo, thơm lừng của nó. Ấy thế nhưng, không phải ai ăn bánh trung thu cũng tốt và nếu ăn sai cách thì người bình thường cũng có thể rước họa vào thân như chơi. 

Dinh dưỡng của một chiếc bánh trung thu 

Tổng hàm lượng đường bột trong 1 chiếc bánh trung thu thông thường vào khoảng 3 chén cơm trắng, và chất ngọt trong bánh trung thu thường ở dạng “đường nhanh” dễ dàng được cơ thể hấp thu gây tăng đường huyết đột biến, không tốt cho cơ thể. 

btt
Hàm lượng dinh dưỡng trong bánh trung thực sự khiến chúng ta bất ngờ.

Hơn nữa, các thành phần khác trong bánh trung thu như trứng, thịt, mỡ, mứt, các loại hạt chứa rất nhiều chất béo bão hòa, chất đạm cao. Cơ thể tiêu thụ một lúc nhiều chất như vậy hại sẽ nhiều hơn lợi, nhất là đối với những người bị tiểu đường, các bệnh về tim mạch thì lại càng nguy hiểm hơn, vì dễ dàng gây tăng đường đột biến, dẫn đến hôn mê sâu và nguy kịch hơn là có thể tử vong. 

Những ai không nên ăn nhiều bánh trung thu 

- Trẻ nhỏ: bánh trung thu là một món ăn ưa thích của khá nhiều trẻ nhỏ do phong vị ngon lành mà nó đem lại. Nhưng dù thương con cách mấy bố mẹ cũng đừng chiều con mà cho ăn bánh trung thu nhiều nhé. Vì đường ruột và hệ tiêu hóa của trẻ con còn yếu, hấp thụ một lúc nhiều đường và chất béo... sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày gây khó tiêu và có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. 

banh-trung-thu
(Ảnh: Internet)

- Người lớn tuổi: người lớn tuổi, hệ tiêu hóa đã dần trở nên lão hóa, hấp thu một lúc nhiều chất dinh dưỡng có trong bánh trung thu sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động không kịp, gây ách tắc tạo cảm giác đầy hơi, khó tiêu. 

- Người bị bệnh tiểu đường, tim mạch: lượng đường cao trong bánh trung thu chính là kẻ thù của tiểu đường và tim mạch. Nạp 1 lượng lớn đường nhanh vào cơ thể sẽ khiến đường huyết tăng đột ngột, từ đó dễ khiến bệnh xơ vữa động mạch trở nên tồi tệ hơn, gây nhồi màu cơ tim hay đột quỵ; người bị tiểu đường dễ bị tăng đường huyết, hôn mê hoặc thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Bạn có biết các loại hạt và các loại trứng muối trong nhân bánh chứa một lượng cholesterol rất lớn. Bánh cũng có hàm lượng muối cao nên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch và thận. 

- Phụ nữ có thai: tiêu thụ nhiều bánh trung thu sẽ khiến tăng lipid máu dễ chuyển hóa thành các bệnh nguy hiểm trong giai đoạn mang thai như tim mạch hay tiểu đường, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, dù có thèm đến cỡ nào cũng hãy ăn có chừng mực bánh trung thu thôi mẹ bầu nhé.

- Người bị các bệnh về dạ dày: hạn chế hoặc tốt nhất không ăn bánh dẻo, vì nếp và đường sẽ làm thức đẩy bài tiết acid trong dạ dày gây chuyển biến tệ hơn cho bệnh. Còn đối với người bị viêm thận thì nên hạn chế ăn bánh nướng nhân mặn, do chứa hàm lượng muối cao trong bánh ảnh hưởng xấu đến bệnh. 

Vậy ăn bánh trung thu thu thế nào là vừa ngon vừa bổ? 

Đối với trẻ em: chỉ nên cho trẻ ăn 1/8 chiếc bánh sau mỗi bữa ăn là đủ, đối với bánh dẻo, cần cho trẻ súc miệng sạch sau ăn để tránh sâu răng do bột dẻo bám rất dính vào răng. 

Đối với người lớn: mỗi lần ăn tốt nhất chỉ nên ăn 1 góc tư bánh là dừng lại, và đừng ăn quá 2 lần trong một ngày. 
 
Nếu là fan bánh dẻo thì bạn nhớ phải bớt đi khoảng 1 bát cơm và lượng thức ăn tương ứng trong bữa ăn kế tiếp sau khi tiêu thụ khoảng nửa chiếc bánh dẻo. Đồng thời tăng lượng rau xanh để tống chất béo ra ngoài và ngăn ngừa đường huyết tăng nhanh.

Nếu như bạn không thể giảm được lượng cơm sau khi ăn bánh trung thu thì nên đi bộ 30 phút hoặc đạp xe 15 phút để tiêu hao năng lượng dư thừa

Với người mắc bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng: Nên lựa chọn các sản phẩm dùng cho người ăn kiêng ít đường và ít chất béo, mặc dù vậy vẫn phải ăn rất hạn chế để kiểm soát bệnh.

(Tổng hợp)


Chia sẻ