Ám ảnh của người phụ nữ 20 năm sống cạnh bãi rác Đông Thạnh: "Trước nó hôi thối lắm, em gái Sáu bị bệnh mà chết rồi"

Thiên Kim,
Chia sẻ

Bãi rác Đông Thạnh (huyện Hóc Môn, TP.HCM) đã có lệnh đóng cửa nhiều năm nhưng nỗi ám ảnh của người dân về quãng thời gian phải sống chung với mùi hôi thối và bệnh tật đến giờ vẫn chưa chấm dứt.

Men theo cầu vượt Tân Thới Hiệp (quận 12, TP.HCM) rồi đi thẳng về hướng đường Lê Văn Khương đến giao lộ Đặng Thúc Vịnh (huyện Hóc Môn), chúng tôi tìm đến khu vực công trường Đông Thạnh, nơi nhiều năm trước từng là bãi tập kết rác khổng lồ của thành phố.

4

Con đường dẫn vào bãi rác Đông Thạnh (Hóc Môn).

Ám ảnh những xác thai nhi vứt ở bãi rác

Theo chú T., bảo vệ tại một cửa hàng trên đường Đặng Thúc Vịnh cho biết: "Bãi rác nằm sâu trong đó, nhưng công ty kiểm tra giấy tờ nghiêm ngặt lắm. Không được duyệt là không vào được đâu. Mà mấy năm nay đỡ nhiều lắm, không còn hôi thối gì nữa. Chứ lúc trước cháu đứng ở đây là mùi bay đầy rồi".

8

Bãi rác nằm sâu bên trong và cách xa nhà dân.

Theo lời chỉ dẫn của chú T., chúng tôi di chuyển tiếp đến khu vực dẫn vào cổng bãi rác Đông Thạnh. Dọc con đường dài giờ vắng tanh, chỉ còn vài người bán nước ven đường bám trụ sinh sống.

Một trong số này là cô Lê Thị Hoàng (SN 1967, quê Long An), người có hơn 20 năm sinh sống tại khu vực này.

6

Cô Hoàng sống cạnh bãi rác Đông Thạnh hơn 20 năm.

Cô Hoàng cho biết, trước đây khi bãi rác còn hoạt động cô vào tận bên trong buôn bán hủ tiếu cho nhân viên và những bà con mưu sinh bằng nghề nhặt nhạnh đồng nát.

7

Ruồi nhặng vẫn bay đầy tại nơi cô ngủ.

"Hồi đó không cần vô tới nơi đâu, ngồi ngay đầu đường này là mùi hôi, ruồi nhặng đã vo ve. Bà con nghèo vào bãi rác móc bọc kiếm ve chai đồng nát nhiều lắm. Đến năm 2002 thì nhà nước có lệnh đóng cửa bãi rác nhưng vẫn bãi rác vẫn cứ hoạt động. 

Cô không bán hủ tiếu được bên trong nữa nên chuyển sang bán cơm cho công nhân. Rồi mấy năm nay sức khỏe mình không cho phép nên dọn ra đây bán nước giải khát ngày kiếm mấy chục ngàn. Nhờ bãi rác mà Sáu (cô Hoàng) kiếm sống được" - người phụ nữ nói lý do vì sao vẫn bám trụ ở nơi này.

10

Người phụ nữ kể về những tháng ngày bãi rác còn ô nhiễm, hôi thối nặng.

Nhớ lại chuỗi ngày bãi rác còn tấp nập, cô Hoàng cho biết ngoài chuyện ô nhiễm, thứ làm cô ám ảnh nhất là những xác chết thai nhi.

"Lâu lâu lại có người móc lên được những bào thai, hoặc bé mới sinh mà cha mẹ vứt bỏ. Ban đầu thấy xót xa lắm nhưng riết rồi cũng quen. Thân phận tụi nó cũng nhỏ bé và khổ cực như mình. Sau này khi có lệnh đóng cửa, anh chị em ở bãi rác được nhà nước tạo điều kiện khuyến khích về quê sinh sống. Khu vực xung quanh đây cũng quy hoạch giải tỏa hết rồi" - cô Hoàng kể thêm.

9

Theo cô Hoàng, bãi rác giờ đã thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Theo người phụ nữ, mặc dù bãi rác đã đóng cửa nhưng mỗi ngày vẫn có những xe chở phế phẩm y tế đến. Lâu lâu có dịch bệnh thì xác heo gà cũng được đưa vào đây tiêu hủy.

"Em tôi mất 3 năm rồi, tôi giờ cũng bệnh tim"

Hỏi cô Hoàng sống cùng với mùi ô nhiễm và rác rến nhiều năm như vậy, sức khỏe có bị ảnh hưởng không.

Người phụ nữ cười buồn, cho biết tháng nào cũng tốn tiền thuốc và đi khám bệnh tim mạch.

13

Người phụ nữ cho biết mình đang bị nhiều bệnh.

"Sáu bị cao huyết áp và bệnh tim hơn chục năm rồi. Hồi đó nhẹ lắm nhưng 3 năm nay nặng, hay lên máu, ngày nào cũng phải uống thuốc. Em gái Sáu hồi đó cũng vô trong bãi rác kiếm sống. Rồi nó bị suy thận nặng, chết cũng 3 năm nay. Ngày nó chết chính quyền có xuống hỗ trợ mấy triệu đồng làm ma chay. Đa số người dân xung quanh đây ai cũng có bệnh, ung thư cũng có" - cô Hoàng tâm sự.

11

Ông Trần Văn Ước.

14

Người cựu chiến binh này quyết ở lại bãi rác đến cùng để đòi công bằng.

Theo người phụ nữ, vì hoạt động trong suốt thời gian dài nên nguồn nước ngầm ở bãi rác Đông Thạnh đã không còn sử dụng được. Những người dân sống gần đây đã chuyển đi gần hết. 

Chỉ còn một vài hộ dân không chấp nhận quy hoạch, quyết bám trụ ở đây đến cùng.

12

Những lần ông Ước tố cáo và thu thập chứng cứ để chứng minh bãi rác Đông Thạnh gây ô nhiễm nặng, hoạt động sai quy định.

Một trong số này là ông Trần Văn Ước, người có nhiều năm khiếu kiện yêu cầu chính quyền đóng cửa bãi rác và đòi quyền lợi cho người dân.

Tiếp xúc với chúng tôi, ông Ước cầm ra rất nhiều xấp giấy tờ, tài liệu chứng minh cho việc mình đã kiên trì trong thời gian dài phản ánh về sự ô nhiễm và hoạt động của bãi rác mà theo ông là sai quy định.

2

Ông Ước cho biết khu vực xung quanh ông ở hiện đã được quy hoạch toàn bộ.

Ông Ước cho biết, mỗi ngày bãi rác có thời điểm tập trung về đến hàng trăm tấn chất thải y tế từ các bệnh viện của thành phố, chất thải rắn các loại dù bãi rác đã có lệnh đóng cửa từ năm 2002.

3

Xe từ bãi rác Đông Thạnh chạy ra vào tháng 7/2019.

1

Nơi đây kiểm soát chặt, không cho người lạ vào.

Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước của các hộ dân ở đây và dân TP.HCM nói chung khi công trường Đông Thạnh nằm cạnh sông Sài Gòn.

Năm 2016, lãnh đạo UBND TP.HCM đã chỉ đạo tiến hành di dời kết hợp xử lý rác nguy hại về bãi rác Phước Hiệp (huyện Củ Chi). Theo chỉ đạo, tối đa trong 12 tháng phải hoàn thành điều này.

Tuy nhiên đến nay theo phản ánh của người dân, xe chở rác thải vẫn còn được đưa vào bãi rác Đông Thạnh.

Chia sẻ