9x khởi nghiệp từ cấp 3, năm 2 đại học mua nhà: “Cách nhanh nhất để hủy hoại một người là nhắc họ phải làm việc chăm chỉ để kiếm tiền”
Vì áp lực phải thành công, Bắc Bắc đã dốc toàn bộ thời gian cho công việc. Với cô, nghỉ nửa ngày là quá xa xỉ.
01
Trên Zhihu có một bài viết với tiêu đề: "Tôi bắt đầu kinh doanh từ năm cấp 3 và mua nhà vào năm thứ 2 đại học. Tôi không dám ngừng kiếm tiền." Nhân vật chính trong câu chuyện là Bắc Bắc, một doanh nhân trẻ sinh năm 1990.
Bắc Bắc cho biết do hoàn cảnh gia đình không được thuận lợi như người khác, cô đã khởi nghiệp kiếm tiền trước khi tốt nghiệp đại học. Khi còn là một sinh viên năm cuối, cô đã mở cơ sở đào tạo của riêng mình và hiện có tổng cộng 5 chi nhánh.
Khi đang ở đại học, bạn bè đồng trang lứa thậm chí không xu dính túi nhưng cô đã mua căn hộ đầu tiên. Đến năm thứ 2, cô mua nhà và xe cho bố mẹ. Bắc Bắc nói rằng cô không dám ngừng kiếm tiền, đặc biệt là khi thấy bạn cùng khóa đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực của họ. Cô sợ rằng mình sẽ bị tụt lại phía sau. Để tiết kiệm một khoản cho bản thân, Bắc Bắc ép chính mình phải kiếm thật nhiều tiền.
Câu chuyện của cô gái trên cũng là tình trạng chung của nhiều người. Có rất nhiều người trẻ như Bắc Bắc, lúc nào cũng bận rộn mà không có mục tiêu rõ ràng, nhưng họ không thể ngừng kiếm tiền, việc nghỉ nửa ngày là điều xa xỉ.
Theo quan điểm của họ, giàu có là bằng chứng tốt nhất cho thành công.
Ví dụ, A Tịnh là một cô gái kiếm được 100.000 nhân dân tệ ở tuổi 25, tự mua ô tô sang trọng và biệt thự đắt tiền. Cô kể rằng bản thân luôn trong tình trạng “không thấy đủ". Dù làm được nhiều tiền đến đâu, cô cũng không thỏa mãn với con số đó.
Tuy nhiên có một vấn đề, A Tịnh nhận ra sau khi được thỏa mãn về vật chất, cô bỗng không biết mình đang sống để làm gì, thậm chí mất đi khả năng yêu thương. Cô không có bạn bè, không biết tâm sự cùng ai. Càng lớn lên, cô càng cảm thấy những người xung quanh đều quan tâm đến khối tài sản kia.
Cô thú nhận rằng mình chưa từng yêu ai, mặc dù đã kết hôn và có một cậu con trai. A Tịnh dần cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống của chính mình, cô chọn ly hôn và rời khỏi thành phố quen thuộc.
02
Cuốn sách “Bỏ qua vội vàng” đề cập rằng trong cuộc sống có hai trạng thái: Một gọi là “làm người” và hai gọi là “làm việc”. Về “đạo làm người”, nhà thơ Tagore đã nói: “Sự sống của chúng ta là bẩm sinh, và chỉ có cho đi thì chúng ta mới có được sự sống”.
Điều đó có nghĩa là, nếu chúng ta làm điều gì đó bằng tình yêu, bằng sự chân thành, đam mê thì sẽ cảm nhận được giá trị của công việc. Trong quá trình này, chúng ta coi việc làm là phương tiện, coi sự trưởng thành và hoàn thiện bản thân là mục tiêu.
Ngược lại, "chế độ làm việc" là coi công việc là mục đích và tập trung vào lợi ích. Chúng ta bận rộn hàng ngày cũng giống như một cỗ máy. Việc “luân chuyển tại chỗ” được đề cập ở đây đồng nghĩa với tâm và ý chí chưa được tôi luyện, chưa có thu hoạch và trưởng thành.
A Tĩnh vốn tự do về tài chính từ nhỏ đã rơi vào “chế độ làm việc”, tự nhốt mình trong guồng quay xô bồ. Ngoài nghĩ đến việc kiếm tiền, cô không còn thời gian để nghĩ xem mình đang làm gì và tại sao lại làm những điều này.
03
Chúng ta biết rằng bộ não con người có thể được chia thành hai phần - não trái và não phải.
Não trái chịu trách nhiệm cho các nhiệm vụ liên quan đến lý luận logic như so sánh, tính toán, đối chiếu và phân tích. Não phải chịu trách nhiệm cho các nhiệm vụ phi logic như niềm tin, tình yêu, niềm tin, sự tin tưởng, lòng trắc ẩn, sự đồng cảm.
Những người theo chế độ “làm việc" thường do bán cầu não trái điều khiển. Họ dễ trở thành “người máu lạnh” do thiếu tư duy cảm tính. Một khi con người bị não trái điều khiển quá nhiều, họ sẽ suy nghĩ như một chiếc máy tính.
Trong công việc, nhiều nhà quản lý có vẻ ngoài nghiêm nghị không hoàn toàn do yếu tố bẩm sinh. Môi trường làm việc đã khiến họ khó cân bằng khả năng tư duy của não trái và não phải. Họ hình thành thói quen chặn suy nghĩ của não phải, buộc não trái phải suy nghĩ và rơi vào chế độ làm việc.
Việc tư duy lý trí và logic không hề sai. Chỉ là những người rơi vào trạng thái này thường không thể đi sâu vào bên trong, dù trải qua một thời gian dài nhưng tầm nhìn và khuôn mẫu của họ vẫn hạn hẹp.
Một khi chúng ta coi việc kiếm tiền là mục tiêu của mình mà bỏ qua việc tôi luyện tâm tính thì sẽ dễ dàng bị đồng tiền làm cho lạc lối và tha hóa. Theo thời gian, những người như vậy sẽ không tìm được ý nghĩa của cuộc sống .
Nếu bạn mắc chứng vội vàng như những trường hợp ở trên, hãy thử tự kiểm điểm bản thân: Bạn có đang “bán mình" cho công việc không? Nếu có, bạn nên thử sống chậm lại và trải nghiệm mọi thứ quanh mình. Khi có thể cân bằng giữa hai thái cực lý trí và tình cảm, bạn sẽ nhận ra cuộc sống đủ đầy hơn nhiều mà không cần chạy theo đồng tiền.