90% người Việt rã đông thực phẩm sai cách: Chuyên gia chỉ cách rã đông đúng tránh ngộ độc
Phần lớn người Việt đang rã đông thực phầm sai cách khiến cho thực phẩm bị mất chất, nguy cơ nhiễm độc ảnh hưởng tới sức khỏe.
Có nên dùng nước để rã đông thực phẩm
Tủ lạnh là vật dụng cần có cuộc sống hàng ngày để bảo quản và giữ độ tươi ngon cho thức ăn. Sau khi cấp đông thực phẩm nếu rã đông thực phẩm không đúng sẽ làm cho thực phẩm mất chất dễ nhiễm độc tố ảnh hưởng tới sức khỏe.
Rất nhiều người có thói quen rã đông thực phẩm bằng cách ngâm vào chậu nước. Theo TS. Đặng Thị Thanh Quyên, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học và Vệ sinh an toàn thực phẩm, Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp cách ra đông đó khiến cho thực phẩm mất chất và dễ nhiễm vi khuẩn.
Khi để trong chậu nước môi trường ngoài trời với nhiệt độ chênh lệch là điều kiện phù hợp để vi khuẩn phát triển. Việc bị chênh lệch nhiệt độ từ âm sang dương tạo điều kiện vi khuẩn phát triển rất nhanh chóng. Trong đó, có những vi khuẩn sinh bào tử, bền với nhiệt đun sôi không chết nên nguy cơ ngộ độc cao.
"Nếu rã đông thực phẩm bằng cách ngâm vào nước không chỉ tạo điều kiện cho vi khuẩn nhân lên mà còn làm mất giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm. Do nước có thể hòa tan một số dưỡng chất có trong thực phẩm.
Ở gia đình thực phẩm được cho vào tủ lạnh cấp đông, đó là làm lạnh, đông chậm. Khi rã đông nước tan ra kéo theo giá trị dinh dưỡng cũng mất đi", TS. Quyên lưu ý.
Rã đông đúng cách
Cách rã đông đúng được chuyên gia gợi ý, trường hợp khi chúng ta nấu ngay thì nên dùng chức năng rã đông của là vi sóng (rã đông nhanh). Còn trong trường hợp ngày hôm sau ăn hoặc chiều ăn thì cho thực phẩm đó xuống ngăn mát để vì nhiệt độ tủ lạnh dưới ngăn mát 2-4 độ.
"Ở nhiệt độ 2-4 độ hầu hết sinh vật gây ngộ độc thực phẩm không phát triển được. Vì vậy có thể rã đông bằng cách cho xuống ngăn mát khi thực phẩm trở lại trạng thái bình thường thì chúng ta chế biến", TS.Quyên nói.
Để cấp đông thực phẩm an toàn nên phân chia thành từng túi nhỏ, định lượng, tối kị thực phẩm đã rã đông không được cấp đông lại thực phẩm. Nếu cấp đông lại sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển.
Vì vi khuẩn phát triển rất mạnh ở điều kiện nhiệt độ thường nhưng ở trong tủ lạnh nó ức chế, nhưng khi đưa thực phẩm ra ngoài sự chênh lệch nhiệt độ lớn sẽ làm cho vi khuẩn có môi trường phát triển nhanh hơn.
TS. Quyên cho biết: "Đối với sản phẩm là rau củ quả cũng vậy, chúng ta bảo quản trong thời gian giới hạn ngắn. Khi bảo quản chia nhỏ thực phẩm, bảo quản đúng nhiệt độ".
Trước khi bảo quản rau, củ, quả không nên rửa vì rửa có nước rất dễ ủng, hỏng. Chỉ nên sơ chế sạch và cho vào các loại bao bì phù hợp để ở ngăn mát (nhiệt độ dương).
Chọn bao bì phù hợp để lưu trữ rau lâu hơn, vì nếu không bảo quản rau trong bao bì rau nhanh héo vì độ ẩm trong tủ lạnh thấp hơn độ ẩm bên ngoài. Hoặc rau có thể bị thối nhanh do hiện tượng đọng nước.