8 thứ "nguy hiểm" bạn không bao giờ được mua khi ngân sách đang eo hẹp, số 5 và 6 rất đáng lưu ý

An Du,
Chia sẻ

Bởi vì rất có thể chúng sẽ là nhân tố nguy hiểm khiến bạn lâm vào khủng hoảng tiền bạc.

Kể cả khi tài khoản rủng rỉnh thì chúng ta cũng luôn cần suy nghĩ thật kỹ trước các quyết định mua sắm, nhất là tiêu tiền cho món đồ giá trị cao. Thời điểm ngân sách eo hẹp, các quyết định chi tiêu lại càng phải được cân nhắc kỹ hơn bao giờ hết.

Dưới đây là những thứ bạn đừng bao giờ mua khi đang khó khăn về tài chính, bởi vì rất có thể chúng sẽ là nhân tố nguy hiểm khiến bạn lâm vào khủng hoảng tiền bạc.

1. Bảo hiểm nhân thọ

Khi rơi vào biến cố, mọi người thường nghĩ đến lợi ích bảo vệ rủi ro mà bảo hiểm nhân thọ mang lại. Tuy nhiên thời điểm mua bảo hiểm nên là trước khi biến cố xảy ra, lúc đó tình hình tài chính của bạn đang ổn định. Khi ngân sách eo hẹp mà bạn vội vã mua bảo hiểm, hi vọng được bảo vệ trong lần rủi ro kế tiếp thì là một quyết định sai lầm.

Michael Bonebright, nhà phân tích người tiêu dùng của DealNews cảnh báo: “Thêm một khoản phí bảo hiểm đắt tiền vào hóa đơn của bạn hàng tháng là điều không khôn ngoan, khi mà hiện tại bạn còn đang cần chi phí để duy trì cuộc sống”.

Mua một gói bảo hiểm có kỳ hạn trong thời điểm này đã là không đúng đắn, sẽ càng sai lầm và dại dột nếu bạn quyết định ký một hợp đồng bảo hiểm trọn đời.

8 thứ "nguy hiểm" bạn không bao giờ được mua khi ngân sách đang eo hẹp, số 5 và 6 rất đáng lưu ý  - Ảnh 1.

2. Nhà ở, xe hơi, máy tính, điện thoại mới và bất cứ thứ gì có giá trị lớn

Nhà ở và xe hơi là những thứ có giá trị lớn, hiển nhiên một điều rằng khi kinh tế đang khó khăn thì bạn đừng bao giờ cố gắng gượng để mua 2 thứ ấy.

Bên cạnh đó còn nhiều món đồ giá trị tương đối lớn khác như đồ nội thất, sàn nhà mới, một bể bơi ở sân sau, máy tính và điện thoại mới… Nathan Hamilton, đồng sáng lập của The Ascent khuyến nghị: “Bạn nên tránh xa bất kỳ giao dịch mua lớn nào đòi hỏi thanh toán liên tục hoặc làm cạn kiệt tiền mặt dự trữ.

Dẫu cho những giao dịch ấy có vẻ hấp dẫn như một chiếc xe cũ giá rẻ hay món đồ nội thất cho phép mặc cả. Giữ tiền mặt trong tài khoản lúc thu nhập bị ảnh hưởng có giá trị hơn nhiều so với việc sở hữu các món đồ đó”.

8 thứ "nguy hiểm" bạn không bao giờ được mua khi ngân sách đang eo hẹp, số 5 và 6 rất đáng lưu ý  - Ảnh 2.

3. Mua dư thừa thực phẩm

Thực phẩm là mặt hàng thiết yếu, đồng thời bạn cũng không nên quá keo kiệt để tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên khi bạn mua dư thừa thực phẩm thì lại là một vấn đề khác.

Nếu bạn mua thực phẩm một cách bốc đồng, bỏ chúng vào giỏ hàng chỉ vì thấy mới lạ, hoặc sắm các mặt hàng tạp hóa dư thừa về nhà, điều đó sẽ gây nên sự lãng phí.

Một điều cực kỳ quan trọng khi bạn đang cần thắt chặt ngân sách, đó là lập kế hoạch bữa ăn thật hiệu quả. Tốt nhất bạn hãy tìm kiếm các công thức nấu ăn giúp tận dụng được nguyên liệu còn thừa trong tủ lạnh. Hoặc các cách chế biến khác nhau cho 1 loại nguyên liệu để có thể mua số lượng lớn được chi phí rẻ hơn.

Bạn cũng cần theo dõi danh sách mua sắm của mình thường xuyên, tìm ra những mặt hàng không cần thiết. Thậm chí chỉ là một gói bánh quy trị giá không lớn nhưng nhiều lần cộng lại thì sẽ là số tiền không nhỏ.

8 thứ "nguy hiểm" bạn không bao giờ được mua khi ngân sách đang eo hẹp, số 5 và 6 rất đáng lưu ý  - Ảnh 3.

4. Mua sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng

Nếu bạn có thói quen đặt thương hiệu lên hàng đầu khi lựa chọn sản phẩm, thời điểm kinh tế eo hẹp chính là lúc để bạn thay đổi suy nghĩ đó. Mặt hàng của các thương hiệu lớn bao giờ cũng có giá bán cao hơn khá nhiều các sản phẩm cùng loại. Bạn hoàn toàn có thể tìm được thương hiệu ít phổ biến hơn, giá bán rẻ mà chất lượng không khác nhau nhiều.

Đó là cách tiết kiệm chi phí rất tốt song vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

5. Mua số lượng lớn

8 thứ "nguy hiểm" bạn không bao giờ được mua khi ngân sách đang eo hẹp, số 5 và 6 rất đáng lưu ý  - Ảnh 4.

Mua số lượng lớn thực sự giúp bạn tiết kiệm tiền. Nhưng các chuyên gia tài chính cảnh báo rằng chiến thuật này lại không áp dụng được khi tài khoản của đang nghèo nàn.

Mua số lượng lớn đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải bỏ ra số tiền đáng kể lúc đầu. Việc dự trữ đồ dùng vô hình trung làm cạn kiệt nguồn tiền mặt của bạn. Nếu có bất ngờ phát sinh, bạn sẽ không đủ chi phí để trang trải. Lúc này việc mua số lượng nhiều để tiết kiệm tiền không mang lại ý nghĩa như mong muốn.

6. Mua bạc hoặc vàng

Khi kinh tế chung gặp khó khăn, mọi người thường nghĩ đến việc đầu tư vào các kim loại quý vì tin rằng chúng là hàng rào để chống lại bất ổn kinh tế. Tuy nhiên bạn có đang phải vật lộn để trả tiền thuê nhà và các chi phí sinh hoạt khác? Vậy thì những khoản đầu tư mới, thậm chí là khoản có mục đích tốt và an toàn, cũng là điều không nên.

Howard Dvorkin, CPA và chủ tịch của Debt.com cho biết: “Các kim loại quý thường tăng giá khi kinh tế suy thoái nhưng bạc và vàng lại chẳng thể giúp bạn trang trải chi phí sinh hoạt hàng tháng”.

8 thứ "nguy hiểm" bạn không bao giờ được mua khi ngân sách đang eo hẹp, số 5 và 6 rất đáng lưu ý  - Ảnh 5.

7. Dịch vụ truyền hình

Khi ở nhà nhiều hơn, tất yếu bạn sẽ cảm thấy buồn chán. Kênh giải trí duy nhất của nhiều người lúc này chính là internet và truyền hình. Chi tiền cho mục đích ấy là điều nên làm nhưng bạn cũng đừng quá đà.

Bạn không cần thiết phải sở hữu cùng lúc truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, Netflix, Apple TV, YouTube TV và cả HBO. Hãy tìm ra dịch vụ phát trực tuyến nào phù hợp với bạn nhất và chi tiền cho 1, tối đa là 2 dịch vụ mà thôi. Cần nhớ rằng ngân sách của bạn đang khó khăn, không được phép chi tiêu quá nhiều cho mục đích này.

8. Các mặt hàng giảm giá không thực sự cần đến

8 thứ "nguy hiểm" bạn không bao giờ được mua khi ngân sách đang eo hẹp, số 5 và 6 rất đáng lưu ý  - Ảnh 6.

Mua một chiếc áo len có giá 50 USD đang được bán 20 USD là một quyết định chi tiêu tốt, khi bạn đang thực sự cần đến chiếc áo len đó. Nếu không thì bạn đã lãng phí 20 USD chứ không phải là tiết kiệm được 30 USD.

Có nhiều thời gian lên mạng khi phải hạn chế ra đường, chúng ta càng dễ dàng sa đà vào các quyết định mua sắm trực tuyến không cần thiết. Nhất là khi các mặt hàng được giảm giá la liệt, để các nhà bán hàng nâng cao doanh số.

Bạn nghĩ rằng món đồ ấy thật rẻ, tranh thủ mua lúc này để tương lai sử dụng. Suy nghĩ đó có thể hợp lý trong trường hợp chúng ta rủng rỉnh về tiền bạc. Còn thời điểm thu nhập giảm, tài chính khó khăn thì bạn hãy ưu tiên tuyệt đối cho hiện tại và những khoản chi thực sự cần thiết. Sợ rằng bạn chưa có dịp sử dụng đến những món đồ mua được với giá hời ấy thì hiện tại này đã phải lao đao vì khủng hoảng tài chính.

Theo: cheapism

Chia sẻ