8 điều liên quan đến cơ thể bạn tin là đúng nhưng lại không phải sự thật
Bạn đã chắc chắn mình hiểu đúng về cơ thể của chính hay chưa? Thực tế, rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về cấu tạo, hoạt động, chức năng của các bộ phận cơ thể.
Những hiểu lầm này có thể không gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn nhưng ở một góc độ nào đó có thể khiến bạn không biết cách bảo vệ cơ thể mình tốt nhất. Dưới đây là những điều bạn đã được nghe nói và vẫn tin về cơ thể mình nhưng sự thật có thể lại hoàn toàn khác. Hãy xem để biết cách chăm sóc, bảo vệ cơ thể, sức khỏe của mình tốt nhất nhé.
Não là trung tâm điều khiển của hệ thần kinh trung ương, có trách nhiệm điều khiển hành vi. Trong não chứa tổng cộng tới 160.934km tế bào máu và bao gồm 100 tỷ nơron thần kinh. Mặc dù chỉ chiếm 3% trọng lượng và sử dụng 20% năng lượng cơ thể nhưng não toàn bộ bộ não vẫn hoạt động ngay cả trong khi chúng ta ngủ.
Não người trưởng thành tiếp tục sinh ra các nơron mới. Khu vực sinh ra nhiều nơron mới nhất nằm ở vùng mã ngư, một vùng nhỏ có hình dáng giống con cá ngựa nằm sâu bên trong não.
Ngoài yếu tố di truyền thì tác động từ môi trường cũng có thể gây cận thị. Hiện tại chưa có bằng chứng nào chứng minh việc đọc sách trong bóng tối hay ngồi trước màn hình máy tính gây cận thị. Tuy nhiên nói vậy không có nghĩa đọc sách trong bóng tối là tốt. Dù mắt của chúng ta có khả năng điều tiết với các mức độ ánh sáng, nhưng việc phải điều tiết quá lâu sẽ gây mỏi mắt và đau đầu.
Ngoài 5 giác quan chính nói trên, con người còn có các giác quan trong nội tạng phát hiện những thay đổi xảy ra bên trong cơ thể. Chúng báo hiệu những hiện tượng như đói, khát, mệt, đau bên trong, khó thở hoặc cần vệ sinh... Ngoài ra, con người còn có giác quan tiền đình, tức giác quan về thăng bằng, nằm ở tai trong có tác dụng phản ứng trước trọng lực, sự tăng tốc và chuyển động quay và giác quan bản thể giúp phát hiện sự căng cơ, cũng như sự chuyển động và vị trí của tay chân ngay cả khi nhắm mắt.
Hắt hơi có tác dụng như 1 bài khởi động nhẹ, vì nó bao gồm hoạt động của nhiều bó cơ (cơ họng, ngực, cơ hoành và cơ bụng...). Chính vì vậy, nó cũng tác động đến nhịp đập của tim.
Đổ mồ hôi có tác dụng giúp lọc rửa chất độc ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp giải rượu, giảm táo bón và loại bỏ muối. Nhờ có cơ chế “điều hòa thân nhiệt” do việc đổ mồ hôi mà cơ thể dễ dàng thích nghi với sự thay đổi về nhiệt độ.
Màu sắc vốn có của răng có thể khác nhau tùy người. Nó được xác định bởi độ trong suốt của men răng, tông màu của lớp ngà răng bên trong và những lớp bám giữa ngà răng và bề mặt men răng, vì vậy, thường là màu ngả vàng.
(Nguồn: GreenYatra)