8 cách giúp bạn có thể đối phó với căng thẳng và kiệt sức
Bạn có đang căng thẳng vì làm việc quá sức? Bạn đã trải qua một ngày dài ở nơi làm việc và bộ não dường như đang tê liệt và mơ hồ? Đây là cách giúp bạn thoát ra khỏi sự kiệt sức và căng thẳng.
Căng thẳng trong công việc và cuộc sống thường có thể làm giảm năng suất của bạn. Và trong thế giới đang được vận hành với tốc độ nhanh chóng mặt này, bạn phải luôn cố gắng để bắt kịp dòng chảy.
Một bộ não làm việc quá sức thường có thể dẫn đến kiệt sức. Nhưng với sự cạnh tranh gay gắt, chúng ta có xu hướng làm việc nhiều hơn để phát triển nhanh và vươn mình lên, vì vậy chúng ta thường quên cách nghỉ ngơi và thư giãn.
Dưới đây là 8 cách giúp bạn có thể đối phó với căng thẳng và sự kiệt sức.
1. Hãy đảm bảo rằng bạn tập thể dục hàng ngày, dù chỉ là 30 phút
Tập thể dục là một cách thư giãn rất hiệu quả nếu bạn cảm thấy đầu óc mình thường xuyên hoạt động quá mức. Tập thể dục rất có lợi cho cơ thể và trí óc, nó cũng giúp giảm căng thẳng và lo lắng.
Tập thể dục là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho tâm trí và cơ thể của mình như một cách để giảm căng thẳng và duy trì sự cân bằng lành mạnh trong cuộc sống bận rộn của bạn. Hãy chọn bất kỳ loại hoạt động nào phù hợp với sở thích cá nhân của bạn và nhất quán với hoạt động đó để giải tỏa tâm trí và nạp lại năng lượng cho bạn.
2. Thực hành thiền chánh niệm mỗi ngày
Thiền là cách đơn giản nhưng hiệu quả để làm dịu não bộ của bạn. Không chỉ vậy, thiền còn mang lại sự bình yên và một cái nhìn rõ ràng trong cuộc sống của bạn.
Thiền giúp bạn nhanh chóng thu gom những suy nghĩ hỗn loạn trong đầu bạn và đưa chúng về một trật tự nhất định. Thiền cũng giúp cải thiện năng suất, cân bằng nhịp tim và huyết áp, đồng thời giảm căng thẳng, lo âu và mất tập trung.
Bạn có thể tập thiền 10-15 phút mỗi ngày trước khi ngủ để giảm chứng mất ngủ, mệt mỏi. Bạn chỉ cần thư giãn, ngồi thẳng, nhắm mắt lại và hít thở sâu. Cố gắng duy trì nhịp thở của bạn và đừng căng não. Bạn cũng có thể bật một số bản nhạc thư giãn và êm dịu để tạo tâm trạng.
Việc đưa thiền vào thói quen hàng ngày sẽ giúp bạn thư giãn và giải tỏa, đồng thời giúp bạn tập trung hơn vào công việc và cuộc sống hàng ngày.
3. Tạm dừng và hít thở sâu bất cứ khi nào bạn cảm thấy ngợp
Bạn đã bao giờ để ý đến nhịp thở của mình và nó thay đổi như thế nào khi bạn căng thẳng chưa? Thông thường, chúng ta quá bận rộn để quan sát những dấu hiệu. Hít thở sâu là một trong những cách hiệu quả nhất để làm dịu hệ thần kinh và tâm trí bận rộn của bạn.
Hít thở sâu giúp bạn cơ thể và tâm trí của bạn được thư giãn, đồng thời nó cũng giúp bạn quản lý được những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực.
4. Đọc một cuốn sách
Sách có thể giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ lặp đi lặp lại. Đó là một cách tuyệt vời để khiến bạn quên đi công việc và giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ thường trực về công việc và deadline.
Bạn có thể chọn một nơi yên tĩnh để đọc một cuốn sách hay. Cố gắng đọc thứ gì đó giúp cải thiện tâm trạng của bạn và giúp bạn thư giãn. Đọc sách 30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm bớt được căng thẳng và lo âu.
5. Viết ra suy nghĩ của bạn
Nếu những suy nghĩ của bạn cứ luẩn quẩn trong đầu, thì tốt hơn hết là bạn nên viết chúng ra. Chúng ta thường khó chia sẻ suy nghĩ của mình với bất kỳ ai vì chúng ta sợ bị đánh giá. Vì vậy, viết ra những suy nghĩ của bạn là một cách rất tốt và hiệu quả để trút bầu tâm sự.
Viết nhật ký hàng ngày có thể cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn và giảm bớt sự thất vọng cũng như lo lắng đang hiện hữu. Viết ra bất cứ điều gì đang làm phiền bạn không chỉ khiến bạn cảm thấy thoải mái mà còn có thể giúp giải phóng những cảm xúc chưa được giải quyết.
Viết nhật ký không phải lúc nào cũng là lên kế hoạch cho ngày của bạn hoặc tìm ra giải pháp cho vấn đề, viết nhật ký vào cuối ngày có thể giúp giải tỏa căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nó cũng giúp bạn tập trung vào thứ gì đó không liên quan đến công việc của bạn.
6. Nói chuyện với ai đó
Nếu bạn có bạn bè hoặc gia đình để nương tựa, bạn luôn có thể liên hệ với họ. Khi bạn chia sẻ cảm xúc của mình với ai đó, điều đó có thể giúp bạn có được một góc nhìn khác, và nó sẽ giúp giảm căng thẳng, lo lắng theo một cách nào đấy.
Giao tiếp với người hiểu những gì bạn đang cảm thấy hoặc trải qua sẽ giúp bạn cảm thấy được an ủi và công nhận. Có ai đó lắng nghe bạn một cách từ bi có thể là một sự giải thoát to lớn, và điều đó khiến bạn cảm thấy được thấu hiểu.
7. Kết nối với thiên nhiên
Chúng ta bị ám ảnh bởi công nghệ và tiện ích đến mức thường bỏ lỡ cơ hội kết nối với thiên nhiên. Nếu bạn đang cảm thấy quá tải với những suy nghĩ, bạn có thể nghĩ đến việc làm vườn, trồng cây trong vườn hoặc sân thượng, chăm sóc cây cối có thể giúp bạn phân tâm khỏi những suy nghĩ bốc đồng.
Bạn cũng có thể đi dạo, ngắm cảnh, lắng nghe tiếng chim hót trong công viên. Hoặc bạn cũng có thể đi cắm trại, leo núi hoặc tắm biển. Thiên nhiên luôn có thể xoa dịu tâm trí và chữa lành tâm hồn cho bạn. Hãy tạm rời xa cuộc sống hiện đại và hướng về thiên nhiên.
8. Ngủ đủ giấc mỗi đêm
Giấc ngủ là thứ vô cùng quan trọng với sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Một trong những tác động tiêu cực đáng kể của làm việc quá sức là mệt mỏi. Dù cố gắng thế nào, bạn cũng không thể ngủ đủ giấc trong tình trạng như vậy.
Để duy trì được một lịch trình ngủ lành mạnh trong thế giới với tốc độ nhanh chóng mặt này, đặc biệt là khi bạn đang đối mặt với lo lắng và căng thẳng thường xuyên là một điều không dễ dàng. Tuy nhiên, không dễ không có nghĩa là bạn không làm được.
Hãy cố gắng ngủ đủ giấc 7-8 tiếng mỗi đêm để não bộ của bạn được thư giãn. Thực tế, bộ não của bạn vẫn đang hoạt động khi bạn ngủ, và nó sẽ loại bỏ các độc tố tích tụ trong não khi bạn đang say giấc. Chỉ khi bạn ngủ, não bộ mới có thể dọn dẹp và khởi động lại.
Một giấc ngủ ngon là một trong những điều quan trọng nhất trong cuộc sống để có cơ thể và tinh thần khỏe mạnh.