8 biểu hiện của cơ thể khiến bạn lúng túng khi gặp phải (P2)

T.L,
Chia sẻ

Có một số biểu hiện của cơ thể rất đỗi quen thuộc nhưng bạn lại không nắm được nguyên nhân do đâu. Hãy cùng tìm hiểu 8 biểu hiện đó nhé.

Dưới đây là thêm 4 biểu hiện của cơ thể khiến bạn lúng túng khi gặp phải.

5. Xì hơi

Một trong những nguyên nhân chính của việc xì hơi là do việc ăn uống. Đó là do nguồn thức ăn khi chưa tiêu hóa hết ở dạ dày xuống đại tràng được các vi khuẩn tiếp tục phân hủy và bài tiết ra khí thải, chúng tích tụ đến một lúc nào đó quá nhiều và phải thoát ra ngoài qua hậu môn.
 
Ở một số người, do thiếu một số men phân hủy alpha - galactosides (là một loại đường có nhiều trong các loại đậu, ngũ cốc) nên khi chất đường này xuống tới ruột già thì bị các vi khuẩn phân hủy và sinh ra nhiều hơi, dẫn đến tình trạng xì hơi liên tục... vì hơi bị nhiều hơn người khác.

Ăn uống quá nhiều thức uống có ga, kẹo cao su, thức uống nóng, hút thuốc lá, mặc quần áo chật, lo lắng, mang thai, lão hóa là một số trong những lý do khác gây ra chứng đầy hơi, dẫn đến xì hơi. Giảm lượng carbs phức tạp trong chế độ ăn uống của bạn và thay thế nó bằng carbs lành mạnh như bột mì và ngũ cốc nguyên hạt có thể giảm thiểu tình trạng này.

8 biểu hiện của cơ thể khiến bạn lúng túng khi gặp phải (P2) 1
Ảnh minh họa
 
6. Hơi thở hôi 

Chế độ ăn uống với những thực phẩm giàu gia vị, khô miệng, hút thuốc lá, viêm họng (hoặc viêm amidan), nhiễm trùng tại chỗ ở đường hô hấp, viêm xoang mãn tính, viêm phế quản mãn tính, tiểu đường, bệnh trào ngược dạ dày (GERD), bệnh gan hoặc bệnh thận, hội chứng Sjogren (gây khô miệng) và không dung nạp lactose... có thể là những nguyên nhân gây ra sự hôi miệng. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể ngăn chặn nhiễm trùng răng, nướu nên có thể giảm tình trạng hôi miệng. Cắt giảm hút thuốc và tiêu thụ nhiều trái cây cũng giúp bạn có hơi thở dễ chịu hơn.

Trong trường hợp nguyên nhân gây hôi miệng do bệnh lý thì bạn cần đi khám để được điều trị phù hợp. 

7. Rụng tóc 

Căng thẳng, lão hóa, mất cân bằng hóa học trong cơ thể, các vấn đề với hệ thống sản xuất da đầu và tóc đều có thể dẫn đến rụng tóc. Một chế độ ăn uống không đủ vitamin, dùng thuốc để điều trị bệnh và áp dụng phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị... cũng có thể dẫn đến rụng tóc. Người bị bệnh tiểu đường, lupus cũng có nguy cơ rụng tóc cao hơn những người khác.

Bất kỳ sự thay đổi nội tiết tố, các triệu chứng PMS (tiền kinh nguyệt), cuộc khủng hoảng ở thời kỳ mãn kinh, những thay đổi lớn trong cuộc sống... cũng có thể gây ra rụng tóc. Ngoài ra, nguyên nhân gây rụng tóc còn có thể do nhiễm trùng trên da đầu hoặc cơ thể thiếu sắt, protein... Vì vậy, nếu nguyên nhân là do thiếu hụt vitamin thì bạn nên bổ sung vitamin từ chế độ ăn uống hàng ngày để hạn chế tình trạng này. Bạn có thể bổ sung sắt, protein và canxi trong chế độ ăn uống từ các loại rau xanh, sữa và sản phẩm sữa, trứng, cá và thịt nạc...

8 biểu hiện của cơ thể khiến bạn lúng túng khi gặp phải (P2) 2
Ảnh minh họa

8. Đổ mồ hôi 

Một lý do chính của tình trạng mồ hôi quá nhiều là béo phì. Một lý do khác có thể là chế độ ăn uống của bạn. Nếu bạn có xu hướng tiêu thụ thực phẩm nhiều gia vị, bạn có thể có xu hướng đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường. Bạn nên cắt giảm các loại thực phẩm giàu gia vị để hạn chế tình trạng ra mồ hôi quá nhiều, nhất là vào mùa hè.

Yếu tố di truyền cũng có thể được coi là một lý do khác. Sự mất cân bằng nội tiết tố như cường giáp trong cơ thể cũng có thể là một nguyên nhân khiến bạn ra mồ hôi nhiều. Ngoài ra, nếu bạn bị bệnh tiểu đường hay u lympho (một dạng ung thư) thì bạn cũng nhận thấy mình ra mồ hôi nhiều hơn những người khác. Nếu tình trạng này ngày càn trầm trọng thì bạn cần đi khám ngay lập tức.
Chia sẻ