8 bệnh phổ biến do thiếu vitamin D gây ra
Nhiều căn bệnh mãn tính khó chữa chính là kết quả của việc thiếu hụt vitamin D trong một thời gian dài. Trong số đó có các bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, ung thư…
1. Hen suyễn
Mặc dù nguyên nhân rõ ràng của bệnh hen suyễn vẫn còn là đề tài tranh luận của các nhà khoa học nhưng trong nhiều nghiên cứu gần đây, người ta đã phát hiện ra nhiều mối liên hệ giữa tình trạng thiếu hụt vitamin D của cơ thể và căn bệnh hen suyễn.
Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định việc giảm nồng độ vitamin D trong cơ thể là một trong những yếu tố chính gây ra bệnh này, đặc biệt là ở trẻ em. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra các công dụng của vitamin D bao gồm khả năng giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hen suyễn, và có thể giúp chữa trị tình trạng viêm đường hô hấp.
2. Tăng huyết áp
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học của Mỹ đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân bị tăng huyết áp sẽ ở trong tình trạng tốt hơn, nghĩa là huyết áp được cân bằng khi nồng độ vitamin D trong máu của họ tăng lên.
Hydroxyvitamin D một loại vitamin D, đã được chứng minh có khả năng điều chỉnh tình trạng viêm mạch máu và làm giảm huyết áp ở những bệnh nhân cao huyết áp. Ngược lại, người bị thiếu vitamin D thường có xu hướng bị tăng huyết áp và không kiểm soát được tình trạng huyết áp.
3. Bệnh viêm đại tràng
Nhiều nghiên cứu được tiến hành ở châu Âu, Ấn Độ, và Hoa Kỳ đã xác định được mối liên hệ giữa nồng độ vitamin D và nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Cụ thể là nồng độ vitamin D càng thấp thì nguy cơ mắc các bệnh về ruột và dạ dày càng cao, đặc biệt là bệnh viêm loét đại tràng.
Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy người dân ở những vùng thường tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên có khả năng tổng hợp vitamin D cao hơn và cũng ít bị viêm đại tràng hơn.
4. Cảm cúm
Từ lâu, các nhà khoa học đã cho biết rằng tỷ lệ mắc bệnh cảm cúm cao nhất vào mùa đông khi chúng ta ít có cơ hội tiếp xúc với ánh nắng. Điều này, kết hợp với các nghiên cứu khác, cho thấy vitamin D giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Ảnh minh họa
5. Bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí, AIDS, năm 2011 phát hiện ra rằng thiếu hụt vitamin D có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân HIV.
Nhưng trong quá trình nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy rằng việc duy trì nồng độ vitamin D cao thông qua việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, bổ sung thực sự có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
6. Sâu răng
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã tiến hành thực nghiệm và các kết quả thu được cho thấy sức khỏe răng miệng kém phần lớn là do thiếu vitamin D. Việc cung cấp cho cơ thể mức độ vitamin D cần thiết, chúng ta đã giúp thúc đẩy sự vôi hóa lành mạnh của răng, trong khi thiếu chất dinh dưỡng quan trọng này có thể dẫn đến nguy cơ sâu răng cao hơn.
7. Viêm khớp dạng thấp
Nếu bạn hay người quen của bạn bị viêm khớp dạng thấp, rất có thể bạn sẽ quan tâm đến nồng độ vitamin D trong cơ thể. Một nghiên cứu gần đây của Canada đã tìm thấy một mối tương quan lớn giữa việc thiếu hụt vitamin D và chứng viêm khớp dạng thấp.
Trong thực tế, những người có nồng độ vitamin D trong máu thấp dễ bị các bệnh liên quan đến viêm khớp hơn những người khác đến 5 lần.
8. Ung thư
Cho dù đó là cơ quan nào trong cơ thể bạn, từ tuyến tiền liệt, cổ tử cung, đại trực tràng, thực quản, dạ dày, nội mạc tử cung, buồng trứng, tuyến tụy, hay thận thì chúng đều có nguy cơ bị ung thư.
Các nhà nghiên cứu cho biết, những người có nồng độ vitamin D trong máu càng thấp càng có nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Ngược lại, những người có mức vitamin D tối ưu có xu hướng khỏe mạnh và phòng chống ung thư tốt hơn.
Dưới đây là 7 “con số” liên quan đến chuyện ăn uống cần cho cơ thể mỗi ngày mà bạn không thể bỏ qua.