Nhờ câu thơ 7 từ mà vị quan lấy được Công chúa nhà Trần, đêm tân hôn Phò mã phải vượt qua "khảo nghiệm" khó khăn mới được cho vào động phòng

Ca Ca,
Chia sẻ

Được vua ban hôn, Công chúa chấp nhận lần nữa lên xe hoa nhưng bà cũng chẳng quá mức thuận ý, phải khảo nghiệm nghiêm túc mới chấp thuận Phò mã vào phòng.

Lịch sử luôn chứa đựng những câu chuyện tình đặc biệt. Những mối nhân duyên của các Công chúa, Hoàng tử lại càng gây chú ý nhiều hơn. Một trong số những cuộc hôn nhân kỳ lạ phải kế đến mối duyên giữa Huy Ninh Công chúa - Em gái vua Trần Nghệ Tông và Phò mã Hồ Quý Ly.

7 từ vô tình nghe được tạo nên mối nhân duyên

Hồ Quý Ly từ lúc nhỏ là người ham học. Ông văn võ toàn tài và đỗ đạt cao trong các kỳ thi. Thuở còn hàn vi, Hồ Quý Ly theo cha nuôi đi buôn bán ở các vùng đồng bằng, ven biển.

Trong một lần gặp bão to, thuyền buôn của cha con Hồ Quý Ly lánh vào bờ biển. Thủy triều rút, ông tình cờ thấy câu thơ gồm 7 từ: “Quảng Hàn cung lý Nhất Chi Mai”.

Cảm thấy câu thơ đầy ý vị nên ông đã ghi nhớ rồi học thuộc. Sau này, ông đỗ đạt cao rồi vào làm quan triều Trần và được vua Trần Nghệ Tông nhất mực yêu quý.

7 từ tình cờ nhìn thấy giúp chàng trai lấy được Công chúa nhà Trần, đêm tân hôn tân nương không cho Phò mã vào phòng và đưa ra một đề nghị cực sốc! - Ảnh 1.

Trong Kiên Biền Tập do Chử Nhân Hoạch thời nhà Thanh ghi chép một chuyện về Hồ Quý Ly. Chuyện này đã được Lê Quý Đôn dẫn lại trong Kiến Văn Tiểu Lục. Theo đó, trong một lần tình cờ, vua Trần du ngoạn tức cảnh sinh tình và ra vế đối: “Thanh Thử điện tiền thiên thụ quế”. Lúc đó, Hồ Quý Ly nhớ đến câu thơ năm nào nên đối lại: “Quảng Hàn cung lý Nhất Chi Mai”.

Câu đối rất khớp này khiến vua vô cùng khen ngợi. Ông cũng vô cùng ngạc nhiên bởi mình có một cô em gái tên Nhất Chi Mai sống tại Quảng Hàn cung, điều này người ngoài không thể nào biết được. Vua hỏi han vì sao lại đối như vậy, Hồ Quý Ly đã tâu lại với vua câu chuyện cũ năm xưa và sự tình cờ nhìn thấy câu thơ.

Vua Trần thấy họ Hồ văn thao võ lược lại chân thành, cộng thêm câu chuyện đó nữa nên quyết định ban hôn, gả em gái cho. Thời điểm đó, Công chúa đang để tang chồng sau khi ông bị sát hại. 

Đại Việt Sử ký Toàn thư viết: “Tháng 5, lấy người họ ngoại là Lê Quý Ly làm Khu mật viện đại sứ. Hai chị em bà cô của Quý Ly, Minh Tông đều lấy làm cung nhân. Một bà sinh ra vua [Nghệ Tông], đó là bà Minh Từ. Một bà sinh ra Duệ Tông, đó là bà Đôn Từ. Cho nên vua khi mới lên ngôi rất tín nhiệm Quý Ly. Lại đem em gái mới góa chồng là công chúa Huy Ninh gả cho ông ta (Huy Ninh trước là vợ của tôn thất Nhân Vinh, Nhân Vinh bị Nhật Lễ giết hại)”.

7 từ tình cờ nhìn thấy giúp chàng trai lấy được Công chúa nhà Trần, đêm tân hôn tân nương không cho Phò mã vào phòng và đưa ra một đề nghị cực sốc! - Ảnh 2.

Tranh vẽ chân dung Hồ Quý Ly.

Tuy vậy, chuyện định đoạt hôn sự này đã bị sử sách phê phán. Đại Việt Sử ký Toàn thư có chép lại lời bình của Ngô Sĩ Liên về việc vua Trần Huệ Tông ban hôn cho em gái và Hồ Quý Ly như sau: “Nhân Vinh chết vì thù nước, Huy Ninh để tang chồng mới được 6 tháng mà vua đã đem gả cho Quý Ly.

Thế là làm hỏng nhân luân bắt đầu từ vua, mà kẻ làm chồng, người làm vợ cũng không có nhân tâm. Phá bỏ lẽ chồng vợ, đảo loạn đạo tam cương, thì làm sao mà chẳng sinh loạn?”.

Đêm tân hôn Phò mã vất vả vì Công chúa

Hồ Quý Ly văn võ song toàn, học vấn uyên bác. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, Hồ Quý Ly đã dịch thiên Vô Dật trong cuốn Thượng Thư của Chu Công, dịch và bình giải cuốn Kinh Thi của Khổng Tử. Ông còn soạn ra sách Minh Đạo gồm 14 chương cho vua, Hoàng hậu và các cung phi học tập.

Cũng may mắn nhờ sự toàn tài trong học vấn mà Hồ Quý Ly đã trải qua được đêm tân hôn “bão táp”.

Chuyện kể rằng, sau khi hoàn tất các thủ tục hôn lễ đến giờ tân lang vào phòng, tân nương lại nhất quyết không đồng ý. Công chúa không chịu làm lễ hợp cẩn với Phò mã và yêu cầu họ Hồ ra ngoài cửa phòng và vượt qua vài thử thách.

Theo đó, bà muốn Hồ Quý Ly đối đáp văn chương, thơ phú rồi mới ưng thuận.

7 từ tình cờ nhìn thấy giúp chàng trai lấy được Công chúa nhà Trần, đêm tân hôn tân nương không cho Phò mã vào phòng và đưa ra một đề nghị cực sốc! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Đầu tiên, Công chúa ra vế đối: “Ai đấy phải nâng niu, chiều chuộng”.

Quý Ly đáp lại:

“Đây xin thề gìn giữ, chăm nom”.

Nhất Chi Mai lại xướng rằng:

“Đôi trái đào tiên chỉ dành cho người quân tử”.

Quý Ly đối lại trong niềm hạnh phúc:

“Một tấm thân ngà trong màn trướng duy mỹ nữ”.

Nàng công chúa tài sắc lại ra một câu đối nữa:

“Nơi ấy thiêng liêng, dành riêng cho chí sĩ”.

Trước câu đối này, Hồ Quý Ly thấy bối rối, nghĩ mãi không ra câu từ thích hợp để đối lại, đến khi đã quá nửa đêm mới đáp lại được:

“Chốn đó trắng trinh, xin hưởng lộc giai nhân”.

Đến đây, Công chúa mới chấp nhận vị phò mã này, đồng ý chuyện động phòng hoa chúc.

7 từ tình cờ nhìn thấy giúp chàng trai lấy được Công chúa nhà Trần, đêm tân hôn tân nương không cho Phò mã vào phòng và đưa ra một đề nghị cực sốc! - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Công chúa Huy Ninh có một người con gái với chồng trước, Hồ Quý Ly sau khi thành hôn cũng nhận làm con nuôi. Hai vợ chồng Hồ Quý Ly sau đó sống viên mãn, hạnh phúc. Họ có con là Hồ Thánh Ngâu và Hồ Hán Thương.

Vào thời nhà Trần, Hoàng tộc cho phép lấy người nội tộc. Công chúa Huy Ninh là Công chúa duy nhất lấy người ngoài họ. Mấy chục năm sau sự kiện này cũng kéo theo sự sụp đổ của nhà Trần.

Cưới Công chúa Huy Ninh cũng là một cách giúp Hồ Quý Ly dần dần thao túng quyền lực. Vua Trần Nghệ Tông sợ hãi chuyện ngoại thích nắm quyền quá nhiều nhưng chính ông lại quá tin tưởng vào Hồ Quý Ly. 

Hồ Quý Ly đã nắm giữ được chức vụ cao nhất trong triều đình. Năm 1394, khi Trần Nghệ Tông băng hà Hồ Quý Ly càng tỏ rõ ham muốn tiếm ngôi. Ông ép con rể là vua Trần Thuận Tông đi tu rồi sai người giết chết. Cháu ngoại của Hồ Quý Ly là Trần Thiếu Đế được sắp xếp lên ngôi khi mới 2 tuổi.

Đại Việt Sử ký Toàn thư viết:

"Tháng 2 ngày 28, Quý Ly bức vua nhường ngôi và buộc người tôn thất, các quan 3 lần dâng biểu khuyên lên ngôi. Quý Ly giả vờ cố tình từ chối nói: Ta sắp xuống lỗ đến nơi rồi, còn mặt mũi nào trông thấy tiên đế ở dưới đất nữa? Rồi tự lập làm vua, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên... Hồ Quý Ly phế vua làm Bảo Ninh Đại Vương, vì vua là cháu ngoại nên không giết".

Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần Thiếu Đế và lên làm vua, đặt quốc hiệu là Đại Ngu - nhà Hồ được thành lập.

Từ cuộc hôn nhân do Trần Nghệ Tông ban, Hồ Quý Ly đã từng bước tiếm ngôi nhà Trần, khiến một triều đại sụp đổ nhanh chóng.

Nguồn: Đại Việt Sử ký Toàn thư, Kiến Văn Tiểu Lục


Chia sẻ