7 nguyên nhân tiềm ẩn đằng sau chứng khó thở của bạn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khó thở chứ không chỉ vì bạn đã gắng sức làm điều gì đó. Chính vì vậy, khó thở cũng được coi là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe rất quan trọng mà bạn không được coi thường.
Bạn có thể cảm thấy khó thở vì nhiều lý do, ví dụ như khi chạy nhanh để bắt xe bus hoặc xe lửa, đi bộ lên cầu thang thay vì sử dụng thang máy... và tình trạng khó thở có thể biến mất sau đó. Tuy nhiên, với một số người khác, cảm giác khó thở xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống, thậm chí ngay cả khi nằm xuống, nói chuyện hoặc ăn uống.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khó thở chứ không chỉ vì bạn đã gắng sức làm điều gì đó. Chính vì vậy, khó thở cũng được coi là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe rất quan trọng mà bạn không được coi thường.
Ảnh minh họa
Một số vấn đề sức khỏe gây ra tình trạng khó thở bao gồm:
Vấn đề hô hấp
Nghẹt thở vì một cái gì đó bị mắc kẹt trong đường hô hấp có thể làm bạn khó thở. Các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, tắc mạch phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi và có thể làm cho bạn khó thở nhiều lần hoặc trong thời gian dài. Trong trường hợp này bạn được chăm sóc y tế phù hợp.
Vấn đề về tim
Khó thở là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh tim bẩm sinh, và loạn nhịp tim. Suy tim được gây ra bởi tổn thương cơ tim do các vấn đề khác về tim như đau tim, đau thắt ngực…
Các chuyên gia sức khỏe tin rằng chứng khó thở trong suy tim là do khả năng co bóp của tim giảm, tăng áp suất trong mạch máu xung quanh phổi. Điều này gây ra các triệu chứng đặc trưng của khó thở khi nằm xuống.
Lo lắng hoặc giận dữ
Chứng thở quá nhanh gây khó thở có liên quan đến sự lo lắng. Cơ thể của bạn sẽ báo hiệu “chiến đấu hay bỏ chạy” khi quá lo lắng. Điều này làm cho bạn thở quá nhanh.
Thở quá nhanh có nghĩa là quá nhiều oxy và carbon dioxide đi vào và đi ra. Vì vậy, cơ thể bạn cảm thấy như thể bạn đang không thở đủ. Điều này có thể gây ra chứng khó thở. Đôi khi, chứng khó thở cũng xuất hiện khi bạn đang hoảng loạn và quá quan tâm về hơi thở của mình.
Ảnh minh họa
Dị ứng và bụi trong môi trường
Dị ứng là một phản ứng miễn dịch với những chất mà nói chung là không gây hại. Nếu hệ thống miễn dịch của bạn quá nhạy cảm với dị nguyên như bụi, nấm mốc, lông, phấn hoa… bạn có thể cảm thấy khó thở. Các chất gây dị ứng chặn đường thở trong phổi của bạn và gây ra vấn đề về hô hấp.
Khó thở, kèm theo thở khò khè và tức ngực, xảy ra trong các phản ứng dị ứng nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng. Vì vậy, bạn nên đi khám kịp thời nếu có những triệu chứng này.
Béo phì
Các nhà khoa học tìm thấy rằng năng lực của các cơ quan chức năng hô hấp giảm khi bạn tăng cân, đặc biệt là tăng vòng eo. Điều này gây khó thở nhẹ, trừ khi bạn đang bị béo phì nặng.
Hơn nữa, béo phì nặng cũng làm thay đổi các tín hiệu từ não bộ liên quan đến cấu trúc của hơi thở. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thorax chỉ ra rằng sự gia tăng khiêm tốn trong trọng lượng cơ thể cũng có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất tập thể dục như leo cầu thang. Nghiên cứu cho thấy rằng việc duy trì chỉ số BMI bình thường có thể cải thiện đáng kể trong hơi thở của bạn.
Ung thư
Ung thư trong hoặc gần phổi gây ra sự lây lan của các tế bào ung thư và gây áp lực lên các đường hô hấp. Sự lây lan của các tế bào ung thư thu hẹp đường hô hấp và gây khó khăn cho không khí đi qua gây khó thở. Những người bị ung thư, thường bị khó thở nhanh hơn và điều này ảnh hưởng đến cuộc sống của họ một cách sâu sắc.
Phẫu thuật, hóa trị và xạ trị
Đôi khi phẫu thuật phổi hoặc một phần của phổi có thể ảnh hưởng đến nhịp thở, hoặc nếu bạn đã có vấn đề về hô hấp trước khi phẫu thuật. Mặc dù không phổ biến nhưng viêm phổi có thể xuất hiện khi dùng các thuốc hóa trị như bleomycin và cũng có thể gây ra khó thở. Xạ trị ngực cũng có thể gây ra sẹo hoặc viêm các mô phổi và làm trầm trọng thêm các vấn đề về hô hấp, khó thở.
(Nguồn: MyHealth)