7 giai đoạn cơ bản của tình yêu
Một tình yêu đích thực và duy nhất đều có tất cả các giai đoạn khác nhau, từ cuộc gặp mặt đầu tiên đến tất cả các cách để bắt đầu và kết thúc. Liệu bạn đang ở trong giai đoạn nào của tình yêu, hãy khám phá những giai đoạn cơ bản của tình yêu dưới đây.
1. Chỉ cần gặp gỡ
Đây là một trong những giai đoạn của một mối quan hệ mà nếu bạn có cảm giác khởi đầu suôn sẻ bạn sẽ mong muốn được tiến tới giai đoạn tiếp theo. Do đó trước tiên bạn chỉ cần gặp một anh chàng mà bạn thực sự thích, một ai đó mà bạn đang say mê hoặc thương thầm nhớ trộm. Tuy nhiên sự gặp gỡ này phải mang lại cho bạn cảm giác vui vẻ và thoải mái, tự tin.
2. Vài ngày đầu tiên
Giai đoạn tiếp theo trong chuỗi phát triển của mối quan hệ hẹn hò đó là vài ngày đầu tiên – những ngày sau khi bạn đã gặp gỡ với anh chàng đó. Trong những ngày này bạn sẽ tìm ra những ưu điểm và sự hứng thú đối với anh chàng đo. Bạn sẽ chỉ dành thời gian để khám phá anh chàng đó khi các bạn có thời gian đi chơi với nhau. Trong mắt bạn anh chàng đó sẽ là người đàn ông đặc biệt tuyệt vời, khác biệt hoàn toàn so với tất cả những người đàn ông khác trên thế giới.
3. Giai đoạn trò chuyện
Thoạt nghe bạn sẽ cảm thấy giai đoạn này và giai đoạn “vài ngày đầu tiên” có mối quan hệ ngang hàng với nhau. Tuy nhiên không phải như vậy. Sở dĩ có giai đoạn chuyện trò là bởi vào những ngày đầu tiên có thể bạn sẽ không thực sự sẵn sàng để là chính mình, bạn sẽ còn nhiều những điều bí mật thậm chí là giấu giếm, lừa dối anh chàng đó (vì bạn bị cảm giác muốn được an toàn tuyệt đối chi phối). Do đó khi bạn cảm thấy thoải mái hơn, và tin tưởng vào anh chàng mà bạn đang hẹn hò hơn, bạn mới thực sự thể hiện đúng bản thân mình, lúc này bạn mới thực sự cởi mở để trò chuyện tất cả mọi điều về mình với anh ấy.
4. Độc chiếm
4. Độc chiếm
Khi bạn bắt đầu ý thức rằng bạn và anh chàng của mình là một nửa của nhau, khi các bạn chính thức bắt đầu hẹn hò, bạn bắt đầu quan niệm rằng anh chàng đó chỉ là của riêng bạn, chỉ được quan tâm, chăm sóc, để ý đến bạn mà thôi (ngay cả anh ấy cũng có thể nghĩ tương tự như vậy). Và nếu có thể thì bạn cũng muốn khẳng định với cả thế giới rằng anh ấy là bạn trai của bạn.
5. Bạn muốn hai bạn ở bên nhau nhiều hơn
Khi hai bạn đã thực sự bén “hơi nhau”, tình cảm mỗi lúc một gắn bó bó, vì vậy bạn không muốn thời gian các bạn ở bên nhau chỉ là một chốc lát mà bạn muốn anh ấy ở bên cạnh bạn lâu hơn. Bạn cảm thấy bạn đã đủ hiểu anh ấy và bạn cho rằng mình đã sẵn sàng để gắn bó cả cuộc đời này với anh chàng đó. Điều này cũng có nghĩa là bạn muốn mối quan hệ của mình tiến triển sang một bước mới, thậm chí bạn có thể sẵn sàng đánh đổi tất cả để nhận được những lời hứa hẹn gắn bó mãi mãi của anh ấy.
Khi hai bạn đã thực sự bén “hơi nhau”, tình cảm mỗi lúc một gắn bó bó, vì vậy bạn không muốn thời gian các bạn ở bên nhau chỉ là một chốc lát mà bạn muốn anh ấy ở bên cạnh bạn lâu hơn. Bạn cảm thấy bạn đã đủ hiểu anh ấy và bạn cho rằng mình đã sẵn sàng để gắn bó cả cuộc đời này với anh chàng đó. Điều này cũng có nghĩa là bạn muốn mối quan hệ của mình tiến triển sang một bước mới, thậm chí bạn có thể sẵn sàng đánh đổi tất cả để nhận được những lời hứa hẹn gắn bó mãi mãi của anh ấy.
6. Xung đột
Khi bạn hẹn hò, yêu đương thì không phải lúc nào mối quan hệ ấy cũng “đầu xuôi, đuôi lọt”, không phải tất cả mọi thứ đều êm đềm và dễ dàng. Sẽ có những lúc hai bạn bất đồng quan điểm với nhau, các bạn mâu thuẫn, tranh cãi thậm chí giận hờn. Điều quan trọng trong giai đoạn này là cho dù bạn đúng hay sai, bạn cá tính đến mức độ nào thì bạn cũng nên biết được điểm dừng ở đâu. Đừng bao giờ đẩy mối quan hệ của mình rơi vào căng thẳng bởi những xung đột không đáng có. Bạn có thể tranh luận với anh ấy nhưng hãy hạn chế mức thấp nhất và nếu có thể bỏ qua thì hãy bỏ qua. Xung đột là một phần của mối quan hệ yêu đương và nếu bạn khôn khéo bạn có thể lợi dụng điều này làm cho mối quan hệ của mình phát triển tốt đẹp hơn!
Khi bạn hẹn hò, yêu đương thì không phải lúc nào mối quan hệ ấy cũng “đầu xuôi, đuôi lọt”, không phải tất cả mọi thứ đều êm đềm và dễ dàng. Sẽ có những lúc hai bạn bất đồng quan điểm với nhau, các bạn mâu thuẫn, tranh cãi thậm chí giận hờn. Điều quan trọng trong giai đoạn này là cho dù bạn đúng hay sai, bạn cá tính đến mức độ nào thì bạn cũng nên biết được điểm dừng ở đâu. Đừng bao giờ đẩy mối quan hệ của mình rơi vào căng thẳng bởi những xung đột không đáng có. Bạn có thể tranh luận với anh ấy nhưng hãy hạn chế mức thấp nhất và nếu có thể bỏ qua thì hãy bỏ qua. Xung đột là một phần của mối quan hệ yêu đương và nếu bạn khôn khéo bạn có thể lợi dụng điều này làm cho mối quan hệ của mình phát triển tốt đẹp hơn!
7. Kết hôn hoặc chia tay
Cuối cùng của một mối quan hệ yêu đương, bạn sẽ có được sự lựa chọn. Bạn (hoặc anh ấy) có sẵn sàng ở lại để tiếp tục với nhau bằng một đám cưới hoặc bạn và anh ấy sẽ chia tay nhau. Đối với các cô gái, được kết hôn với người đàn ông mình yêu là điều quan trọng tất thảy, họ muốn được chung sống - được ở cùng nhau. Họ muốn cuộc đời họ phải có sự ràng buộc nhau bằng tờ giấy chứng nhận hôn thú. Ở giai đoạn này của mối quan hệ, tất cả mọi người đều đã trải qua một thời gian bên nhau dài lâu, trải qua nhiều biến cố và bạn muốn cả hai phải đưa ra quyết định cuối cùng hoặc là mãi mãi ở bên cạnh người mình yêu hoặc là chia tay vĩnh viễn.
Cuối cùng của một mối quan hệ yêu đương, bạn sẽ có được sự lựa chọn. Bạn (hoặc anh ấy) có sẵn sàng ở lại để tiếp tục với nhau bằng một đám cưới hoặc bạn và anh ấy sẽ chia tay nhau. Đối với các cô gái, được kết hôn với người đàn ông mình yêu là điều quan trọng tất thảy, họ muốn được chung sống - được ở cùng nhau. Họ muốn cuộc đời họ phải có sự ràng buộc nhau bằng tờ giấy chứng nhận hôn thú. Ở giai đoạn này của mối quan hệ, tất cả mọi người đều đã trải qua một thời gian bên nhau dài lâu, trải qua nhiều biến cố và bạn muốn cả hai phải đưa ra quyết định cuối cùng hoặc là mãi mãi ở bên cạnh người mình yêu hoặc là chia tay vĩnh viễn.