7 dấu hiệu bất thường ở trẻ cảnh báo khối u ác tính đang phát triển: Cha mẹ nên cẩn thận!
Bệnh về các khối u ác tính hay ung thư ở trẻ đang ngày càng phổ biến. Những dấu hiệu bất thường sau đây là cảnh báo quan trọng nhắc bạn theo dõi trẻ sát sao và khẩn trương đi khám.
Ngày nay, vấn đề điều kiện sống và ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng cùng với các vấn đề thiếu an toàn trong ăn uống, một số trẻ em đã xuất hiện mắc các khối u ác tính. Trong thực tế, các khối u ác tính không tấn công theo nhóm tuổi, mà có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào.
Theo các chuyên gia Ung thư trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), khi trẻ em có 7 triệu chứng bất thường được liệt kê dưới đây, có thể khối u ác tính đang phát triển trong cơ thể, cha mẹ phải đặc biệt cảnh giác!
1, Sưng hạch bạch huyết không rõ lý do
Nếu phát hiện các hạch bạch huyết của trẻ xuất hiện không rõ nguyên nhân, nhưng sau hai tuần những cục hạch này không lặn xuống, thậm chí có một số lượng lớn các hạch bạch huyết mọc ra gần vùng xung quanh cổ thì cha mẹ nên chú ý.
Trong trường hợp này, nên đưa bé đi đến bệnh viện để làm các xét nghiệm thích hợp, loại trừ ung thư trong thời gian sớm nhất có thể.
2, Xuất hiện cục u nhưng không đau
Nếu có một khối u ở bụng của trẻ, dưới nách, và ở cổ, đặc biệt nếu trẻ có khối u nhưng không đau, bạn cần phải đi đến bệnh viện để tìm ra nguyên nhân.
Nếu muốn phòng bệnh hiệu quả, bạn có thể tập cho mình thói quen sờ vào người trẻ bằng bàn tay của mình trước khi đi ngủ mỗi đêm. Khi chạm vào một khối u cứng hoặc phần cục nổi bất thường, hãy chắc chắn quan sát chúng chặt chẽ sau đó để sớm nhận biết có vấn đề cần đi khám hay không.
3, Xuất hiện một triệu chứng bất thường thoáng qua
Nếu trẻ bị ngã đột ngột, buồn nôn và nôn mửa, hoặc thậm chí mờ mắt và bệnh động kinh thoáng qua, bạn cần phải đến bệnh viện để khám thần kinh, có thể loại trừ liệu bé có u não hay không.
4, Tiếp tục bị sốt cao nhiều lần
Mỗi đứa trẻ đều bị sốt cao, nhưng nếu có sốt mà không giải thích được nguyên nhân và sốt không giảm đi trong vòng một tuần, đặc biệt là nếu thuốc kháng sinh và chống vi-rút chưa đạt được kết quả tốt, bạn nên đến bệnh viện kịp thời.
5, Có cảm giác đau
Khi cơ thể của trẻ bị đau dai dẳng hoặc gián tiếp, cần chú ý đến, chẳng hạn như đau bụng, đau khớp và tương tự như vậy ở các bộ phận khác.
Ngoài ra, nếu trẻ bị đầy hơi và ói mửa trong thời gian kéo dài, việc theo dõi cũng nên được thực hiện nghiêm túc, bởi vì các khối u đường ruột hoặc ở vùng bụng có thể gây tắc ruột, và triệu chứng này đã xảy ra.
6, Nhãn cầu nhô ra
Khi một số khối u xuất hiện trên mắt, chúng có thể gây khó chịu cho mắt. Khi trẻ có thể xuất hiện dấu hiệu chảy máu mắt không rõ nguyên nhân, tăng nhãn áp và giãn đồng tử, mất thị lực và lác.
Đây là triệu chứng nhắc bạn sớm đưa trẻ đi đến bệnh viện để khám mắt, rất có thể liên quan đến việc bị ung thư võng mạc ở trẻ em.
7, Xuất huyết, thiếu máu
Nếu có thời điểm da mặt của đứa trẻ trở nên nhợt nhạt kéo dài trong khoảng hai tiếng đồng hồ vẫn chưa hồng hào trở lại. Đồng thời kèm theo chảy máu, chẳng hạn như chảy máu đốm trên da, chảy máu nướu răng, bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến các bệnh viện để xét nghiệm máu, sớm loại trừ khả năng bệnh bạch cầu.
Khi trẻ có các triệu chứng trên, cha mẹ phải chú ý đến việc theo dõi sát, chọn một bệnh viện có uy tín để làm các xét nghiệm liên quan, và quan sát các hiện tượng bất thường khác nếu chúng có sự thay đổi trên cơ thể của trẻ.
Hãy chú ý đến sự cân bằng của chế độ ăn uống của con bạn, giảm lượng đồ ăn vặt, đồ ăn chế biến sẵn và ăn nhiều rau quả tươi.
*Theo BS Gia đình (TQ)