62 tuổi, phải mất 2 năm nghỉ hưu tôi mới nhìn rõ thế thái nhân tình: Tình đồng nghiệp chỉ dựa trên lợi ích, tiết kiệm cho con cái chẳng bằng tiêu tiền cho chính mình

Nguyễn Phượng,
Chia sẻ

Sau khi nghỉ hưu ta mới nhận ra rằng, tình đồng nghiệp, những lời bợ đỡ, nịnh nọt cũng chỉ dựa trên lợi ích. Một khi giá trị không còn thì tình cảm cũng nhạt nhòa.

Bài viết lời chia sẻ của chú Trần, 62 tuổi sau khi nghỉ hưu đã nhận được nhiều đồng tình từ cộng đồng mạng trên Toutiao.

***

Chú Trần nghỉ hưu ở một công ty tư nhân khi ông đã 62 tuổi. Ông đã quản lý công ty hơn 40 năm và tích lũy được một số mối quan hệ.

Trước đây, để lấy lòng chú Trần, nhiều đồng nghiệp thường tìm nhiều lý do khác nhau để đãi chú ăn tối và tặng chú một số món quà nhỏ đáng giá. Tuy nhiên, kể từ khi chính thức nghỉ hưu, chú Trần nhận thấy thái độ của mọi người lạnh lùng đến mức đau lòng.

62 tuổi, phải mất 2 năm nghỉ hưu tôi mới nhìn rõ thế thái nhân tình: Tình đồng nghiệp chỉ dựa trên lợi ích, tiết kiệm cho con cái chẳng bằng tiêu tiền cho chính mình- Ảnh 1.

Chú Trần cô đơn sau khi nghỉ hưu, cảm thấy cuộc sống trở nên nhạt nhòa và lạc lõng

Ban đầu, họ vẫn thỉnh thoảng hỏi thăm chú đôi ba câu, dăm bữa nửa tháng rủ chú đi uống cà phê hoặc đi nhậu. Về sau, những cuộc gọi thưa dần và sau 2 năm thì hoàn toàn bặt vô âm tín.

Đó cũng là lúc chú nhận ra nhiều sự thật phũ phàng mà trước đây chú vẫn ngây thơ tin tưởng.

Đừng vấn vương đồng nghiệp cũ

Chú Trần nhận ra rằng, những mối quan hệ và địa vị mà chú tích lũy được trong đơn vị là đều dựa trên lợi ích. Một khi mối quan hệ lợi ích không còn nữa, những thứ này sẽ dễ dàng sụp đổ như lâu đài cát.

"Những năm này ta chưa từng nợ bọn họ cái gì. Tại sao bọn họ đều như vậy chỉ vì ta đã nghỉ hưu?", chú Trần một mình lẩm bẩm, cảm thấy có chút thất vọng và u sầu.

Vợ chú Trần nhìn thấy sự thất vọng của ông liền an ủi: "Đừng để ý quá, quan hệ giữa người với người vốn phức tạp, bây giờ chúng ta đã về hưu rồi, cứ để nó qua đi, không cần phải cố duy trì để rồi mệt mỏi tâm trí. Chúng ta chỉ có thể sống cuộc sống của riêng mình".

Nghe xong, chú Trần thở dài một hơi. Tuy vẫn có chút khó chịu nhưng ông bắt đầu buông tay và chấp nhận sự thật: Hóa ra mối quan hệ giữa mọi người sẽ dần xa cách nếu không có lợi ích thực sự làm mối ràng buộc. Vậy thì, thay vì ta cứ cố gắng làm hài lòng những người nửa vời, ta nên học cách ở một mình và sống cuộc sống mà mình mong muốn.

Dần dần, chú Trần không còn chủ động liên lạc với các đồng nghiệp cũ nữa. Thậm chí, chú còn ít khi tương tác với họ trên mạng xã hội.

Lúc đầu, chú Trần vẫn cảm thấy rất cô đơn. Chú thường nhớ lại thời gian khi ở nơi làm việc, nơi đó luôn sôi động và các đồng nghiệp của chú thường tụ tập cùng nhau để trò chuyện, cười đùa. Có lúc, chú thậm chí còn đột ngột thức dậy vào lúc nửa đêm, sự hối hả và nhộn nhịp của nơi làm việc vẫn còn vang vọng trong tâm trí.

62 tuổi, phải mất 2 năm nghỉ hưu tôi mới nhìn rõ thế thái nhân tình: Tình đồng nghiệp chỉ dựa trên lợi ích, tiết kiệm cho con cái chẳng bằng tiêu tiền cho chính mình- Ảnh 2.

Tình đồng nghiệp cũng chỉ tồn tại khi ta còn giá trị.

Rồi chú liếc nhìn bức ảnh gia đình treo trên tường để kéo mình trở về hiện tại. Than ôi, chú thực sự khá buồn. Chú đã nghĩ mọi người thực sự có thể trở thành bạn thân.

Dần dần về sau, chú Trần bắt đầu thay đổi cách sống để mỗi ngày trở nên vui vẻ hơn. Chú bắt đầu lại những sở thích cá nhân đã lâu không làm như đọc một số tác phẩm văn học, đi dạo trong công viên một mình để tận hưởng khoảng thời gian yên tĩnh và thoải mái...

Lòng chú như rộng mở, không còn gánh nặng bởi sự phức tạp trần tục.

"Tôi khá thích cuộc sống yên tĩnh hiện tại. Tôi không cần giao du, tránh né bạn bè hay làm những chuyện tréo ngoe đó, cuộc sống của tôi rất trong sáng và thoải mái", chú Trần nói.

Hi sinh cho con cái đủ rồi, hãy sống cho chính mình

Sau khi thích nghi, chú Trần dần dần học được cách tận hưởng cuộc sống hưu trí. Chú quyết định đối xử thật tốt với bản thân và sống cuộc sống mà ông hằng mơ ước từ lâu.

Một ngày nọ, chú nhìn thấy quảng cáo về một nhà hàng hải sản mới trên báo và chú rất hào hứng quyết định đưa vợ đi thử. Sau khi đến nơi, chú Trần gọi nhiều loại hải sản và một chai rượu đắt tiền. Ăn những con cua lông và tôm hùm tươi ngon, chú Trần cảm thấy vô cùng vui vẻ.

"A, thật tuyệt! Cuối cùng ta cũng không cần phải keo kiệt tiết kiệm, muốn ăn gì cũng được. Đây chính là nhân sinh ý nghĩa!", chú Trần nói với vợ.

Ngày hôm sau, chú Trần lại lái xe đưa vợ đến trung tâm mua sắm. Chú mua một bộ vest đắt tiền dù sẽ hiếm khi mặc đến, mua cho bà xã một hộp trang sức lấp lánh. Chưa hết, hai người còn đi siêu thị mua thật nhiều đồ ăn thật ngon mang về nhà.

Chú nghĩ, bây giờ hai con gái của chú đều đã lấy chồng sinh con, chú Trần cũng đã nghỉ hưu nên quyết định chiều chuộng bản thân.

"Trước đây, dù kiếm được kha khá nhưng hầu như tôi và vợ đều rất tiết kiệm để tiêu tiền cho các con. Từ tiền ăn, phục vụ nhu cầu giải trí, đến đầu tư cho các con đi du học,...tất cả đều ngốn không ít", chú Trần kể.

Tuy nhiên, con gái lớn của chú Trần không hiểu được suy nghĩ của bố mình. Một ngày nọ, cô gọi điện và nói với giọng bất mãn: "Bố ơi, con nghe mẹ nói gần đây bố mua rất nhiều đồ xa xỉ và thường xuyên đi ăn ngoài. Bố nên để lại một ít lương hưu vừa để phòng cho tuổi già và có thể một ngày nào đó lại giúp đỡ cho chúng con".

62 tuổi, phải mất 2 năm nghỉ hưu tôi mới nhìn rõ thế thái nhân tình: Tình đồng nghiệp chỉ dựa trên lợi ích, tiết kiệm cho con cái chẳng bằng tiêu tiền cho chính mình- Ảnh 3.

Khi tuổi già đến, hãy sống cho chính mình

Sau khi nghe điều này, chú Trần bình tĩnh nói: "Bố tự mình kiếm được tiền lương hưu nên bố muốn tự do tiêu xài theo ý mình. Đáng ra bây giờ con nên hiểu, bố mẹ đã hi sinh cho con gần hết cuộc đời rồi, các con hãy tự lo cho mình đi".

Con gái chú nghe xong có chút không vui nhưng cũng không cố chấp nữa. Chú Trần để điện thoại xuống, thầm thở dài: "Đã đến lúc tôi phải tiêu nhiều tiền hơn cho bản thân. Tôi không thể lúc nào cũng nghĩ đến con cái nữa".

Từ đó, chú Trần càng tự tin, thoải mái hơn để tận hưởng cuộc sống hưu trí. Chú ấy đi du lịch nhiều nơi, học thêm đánh cờ, vẽ tranh; mua những món đồ trước đây chưa dám mua và ăn những món ăn đắt tiền.

Cuộc sống đầy màu sắc như vậy khiến chú Trần cảm thấy cuộc sống của mình viên mãn và ý nghĩa.

Có thể thấy, dù trải qua nhiều thay đổi trong các mối quan hệ và cuộc sống nhưng chú Trần vẫn luôn giữ thái độ tích cực, lạc quan và nỗ lực tận hưởng những khoảng thời gian tươi đẹp của cuộc sống. Đôi khi chú Trần sẽ cảm thấy hơi cô đơn, lạc lõng, nhưng chú biết rằng chỉ cần giữ một trái tim tích cực thì không gì có thể đánh gục được chú.

Theo Toutiao

Chia sẻ