61 trẻ em mồ côi sau những vụ khủng bố tại Pháp sẽ được nuôi dạy ra sao?

Vân Anh,
Chia sẻ

Chỉ sau một vụ nổ bom, một vụ xả súng, những em bé ngây thơ lại mất cha, mất mẹ. Nước Pháp đã có biện pháp kịp thời để giúp đỡ các bé.

Khi những kẻ khủng bố xả súng trên những đại lộ, những quán café tại Paris, Pháp vào đêm 13/11/2015 cũng là lúc hàng chục trẻ em mất  cha, mất mẹ, thậm chí là cả hai.Vụ tấn công ngày 13/11 đó khiến 130 người thiệt mạng, kéo theo đó là hàng chục đứa trẻ mồ côi. Một cậu bé 3 tuổi, mất cả cha lẫn mẹ. Và chính Tổng thống Pháp Francois Hollande đã là người tuyên bố cậu bé mồ côi cùng chị họ sẽ trở thành “công dân quốc gia”.

“Công dân quốc gia” là thuật ngữ đã tồn tại ở Pháp từ sau Thế chiến thứ nhất. Những em bé mồ côi có cha, mẹ là liệt sĩ hy sinh trên chiến trường sẽ được nhận nuôi. Toàn bộ chi phí như tiền ăn uống, sữa bột hay học phí sẽ được nhà nước chi trả. Chương trình đó vẫn tiếp diễn hàng năm cho đến khi khủng bố nổ ra, nhiều người mới chú ý đến chính sách này.
 
Nhiều em bé mồ côi sau những vụ khủng bố kinh hoàng tại Pháp.

Danh xưng này là sự thừa nhận cho nỗi đau mà các em mang trên người. Nước Pháp biết các em đã chịu nhiều bất công.” – Olivier Faron, một nhà sử học, nói.

Năm 2015, ít nhất 61 trẻ em Pháp bị mồ côi sau những vụ khủng bố: từ thảm sát tại tòa soạn Charlie Hebdo cho đến vụ xả súng hàng loạt vào tháng 10. Cũng trong năm 2015, 54 trẻ em đã được công nhận là “công dân quốc gia”.

Có thể nói, “công dân quốc gia” là thể hiện cho việc các em bé được “đất nước” nhận nuôi. Rõ ràng, thuật ngữ này “ấm áp” hơn rất nhiều so với việc chỉ coi các em như trẻ mồ côi thông thường và nhận trợ cấp hàng tháng.


Những em bé mất cha mẹ vì khủng bố sẽ được hỗ trợ hết sức từ nhà nước.

Trước đó, từ sau Chiến tranh thế giới 1, Pháp đã có trẻ em “công dân quốc gia”. Đến những năm 1990, nhiều người tử vong do khủng bố nên Pháp khởi động lại chương trình này. Đến năm 1993, danh mục được mở thêm là con của những cán bộ thực thi pháp luật gặp nạn trong lúc làm nhiệm vụ sẽ được coi là “công dân quốc gia”. Thậm chí, không cần phân biệt quốc tịch, chỉ cần cha mẹ các bé có công, bị gặp chuyện không may thì các em đều hưởng lợi ích như nhau.

Các em bé “công dân quốc gia” sẽ được hỗ trợ toàn diện về vật chất. Quần áo, thức ăn, sinh hoạt phí, tiền nghỉ hè, học phí và một số suất học bổng. Ngay cả khi ra trường, các em cũng sẽ được hỗ trợ tìm việc làm ban đầu và có thể là suốt cuộc đời. Hầu hết, những quyền lợi sẽ kết thúc khi các em 21 tuổi. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp kéo dài.


“Công dân quốc gia” là vinh dự và cũng là gánh nặng.

Là một “công dân quốc gia”, đó là một vinh dự và cũng là gánh nặng. Cha mẹ đã thiệt mạng đồng nghĩa với việc các em bị chấn thương tâm lý. Mang danh chỉ gợi nhắc lại mất mát của chính các em mà thôi.

Thật khó để cân đo đong đếm sự hy sinh của một anh hùng. Chính vì thế, chúng tôi càng phải cố hết sức để chia sẻ với các em bé mồ côi.” – Sử gia Faron nói.

Nguồn: IBTimes
 
Chia sẻ