6 nhầm lẫn về chuyện ăn uống bạn vẫn mắc phải hàng ngày
Hiểu đúng về việc bổ sung dinh dưỡng nhờ ăn uống giúp bạn lựa chọn thực phẩm và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Tuy nhiên, nhiều người lại chưa biết cách ăn uống hay lựa chọn thực phẩm như thế nào là tốt nhất cho sức khỏe. Dưới đây là 6 sai lầm trong ăn uống bạn cần biết để tránh.
1. Tất cả các loại sữa chua đều tốt cho vi khuẩn trong dạ dày, đường ruột
Quả thật trong nhiều loại sữa chua đều có chứa các vi khuẩn có lợi cho dạ dày, đường ruột, chẳng hạn như Lactobacillus acidophilus là loại vi khuẩn cần thiết nhất cho dạ dày đường ruột vận hành một cách bình thường khỏe mạnh. Và sữa chua chính là nguồn cung cấp hoạt tính cho loại khuẩn có lợi này.
Tuy nhiên, song song với các khuẩn có lợi thì đại đa số các loại sữa chua cũng chứa hàm lượng đường khá cao. Điều này lại thúc đẩy các vi khuẩn bất lợi trong đường ruột sinh sôi. Do đó, tốt nhất vẫn nên chọn loại sữa chua nguyên chất không đường để đạt hiệu quả hỗ trợ sức khỏe mà không bị tác dụng phụ khác.
Ảnh minh họa
2. Nước soda dành cho người ăn kiêng giúp duy trì vóc dáng
Dù được nhắm đến đối tượng những người ăn kiêng, nhưng trong quá trình sản xuất, các loại Diet soda vẫn được cho chất tạo ngọt (như AsPartame, sucralose), có thể khiến con người dung nạp thức ăn quá lượng nhất là vào buổi tối. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện, những người dùng khoảng 3 chai nước soda dành cho người ăn kiêng thì tỷ lệ nguy cơ béo phì tăng lên đến 40%.
Ảnh minh họa
3. Socola luôn có lợi cho sức khỏe
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, Polyphenol trong socola có thể làm giảm huyết áp, nâng cao khả năng đốt cháy mỡ thừa. Tuy nhiên nếu quá trình gia công càng chuyên sâu thì lượng Polyphenol mất đi càng nhiều, do đó không phải socola nào cũng luôn tốt cho sức khỏe. Để tốt cho sức khỏe, bạn nên chọn những loại socola đen có ghi rõ thành phần trên 70%.
Ảnh minh họa
4. Bơ đậu phộng là thực phẩm khỏe mạnh
Bơ đậu phộng giàu axit béo không bão hòa, có lợi cho sức khỏe tim mạch và hỗ trợ giảm thể trọng. Song, đa số các loại bơ đậu phộng đều qua gia công rất cao nên loại axit có lợi này bị thất thoát không ít, thực tế không thể đáp ứng nhu cầu thật sự của cơ thể con người. Do đó, tốt nhất bạn nên chọn hoặc tự chế biến bơ đậu phộng “thiên nhiên” để phát huy được hiệu quả của nó đối với sức khỏe.
Ảnh minh họa
5. Bánh mì ngũ cốc và bánh mì lúa mạch “khỏe mạnh” hơn bánh mì trắng
Bánh mì lúa mạch chính là bánh mì làm từ bột lúa mạch, nhìn vào màu sắc sẽ đậm hơn và nhiều dinh dưỡng hơn. Còn bánh mì ngũ cốc thật ra chỉ là loại bánh mì bình thường được tinh chế từ những loại ngũ cốc khác nhau. Do đó, khi chọn hai loại bánh mì này, bạn nên chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và có ghi rõ “100% lúa mạch” hay “100% ngũ cốc”.
Ảnh minh họa
6. Thực phẩm càng nhiều dinh dưỡng càng tốt
Dinh dưỡng đúng là không thể thiếu, nhưng không phải càng nhiều thì càng tốt. Trong đó, Protein là một trong những dưỡng chất đóng vai trò quan trọng. Trẻ em trong quá trình sinh trưởng phát dục nếu hấp thu không đủ protein sẽ ảnh hưởng đến chiều cao, thể trọng và trí lực v.v… Do đó rất nhiều phụ huynh ngoài thức ăn giàu protein, còn cho trẻ uống thêm bột hay sữa có bổ sung nguyên tố này.
Tuy vậy, trên thực tế, Protein không phải cứ càng nhiều là càng tốt. Trước hết dung nạp nhiều quá mức cần thiết là lãng phí, protein dư thừa sẽ được trao đổi chất. Thêm nữa sự phân giải protein trong cơ thể sẽ càng tăng, gây thêm gánh nặng cho thận, làm tăng thất thoát canxi trong xương…
Ảnh minh họa
1. Tất cả các loại sữa chua đều tốt cho vi khuẩn trong dạ dày, đường ruột
Quả thật trong nhiều loại sữa chua đều có chứa các vi khuẩn có lợi cho dạ dày, đường ruột, chẳng hạn như Lactobacillus acidophilus là loại vi khuẩn cần thiết nhất cho dạ dày đường ruột vận hành một cách bình thường khỏe mạnh. Và sữa chua chính là nguồn cung cấp hoạt tính cho loại khuẩn có lợi này.
Tuy nhiên, song song với các khuẩn có lợi thì đại đa số các loại sữa chua cũng chứa hàm lượng đường khá cao. Điều này lại thúc đẩy các vi khuẩn bất lợi trong đường ruột sinh sôi. Do đó, tốt nhất vẫn nên chọn loại sữa chua nguyên chất không đường để đạt hiệu quả hỗ trợ sức khỏe mà không bị tác dụng phụ khác.
Ảnh minh họa
2. Nước soda dành cho người ăn kiêng giúp duy trì vóc dáng
Dù được nhắm đến đối tượng những người ăn kiêng, nhưng trong quá trình sản xuất, các loại Diet soda vẫn được cho chất tạo ngọt (như AsPartame, sucralose), có thể khiến con người dung nạp thức ăn quá lượng nhất là vào buổi tối. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện, những người dùng khoảng 3 chai nước soda dành cho người ăn kiêng thì tỷ lệ nguy cơ béo phì tăng lên đến 40%.
Ảnh minh họa
3. Socola luôn có lợi cho sức khỏe
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, Polyphenol trong socola có thể làm giảm huyết áp, nâng cao khả năng đốt cháy mỡ thừa. Tuy nhiên nếu quá trình gia công càng chuyên sâu thì lượng Polyphenol mất đi càng nhiều, do đó không phải socola nào cũng luôn tốt cho sức khỏe. Để tốt cho sức khỏe, bạn nên chọn những loại socola đen có ghi rõ thành phần trên 70%.
Ảnh minh họa
4. Bơ đậu phộng là thực phẩm khỏe mạnh
Bơ đậu phộng giàu axit béo không bão hòa, có lợi cho sức khỏe tim mạch và hỗ trợ giảm thể trọng. Song, đa số các loại bơ đậu phộng đều qua gia công rất cao nên loại axit có lợi này bị thất thoát không ít, thực tế không thể đáp ứng nhu cầu thật sự của cơ thể con người. Do đó, tốt nhất bạn nên chọn hoặc tự chế biến bơ đậu phộng “thiên nhiên” để phát huy được hiệu quả của nó đối với sức khỏe.
Ảnh minh họa
5. Bánh mì ngũ cốc và bánh mì lúa mạch “khỏe mạnh” hơn bánh mì trắng
Bánh mì lúa mạch chính là bánh mì làm từ bột lúa mạch, nhìn vào màu sắc sẽ đậm hơn và nhiều dinh dưỡng hơn. Còn bánh mì ngũ cốc thật ra chỉ là loại bánh mì bình thường được tinh chế từ những loại ngũ cốc khác nhau. Do đó, khi chọn hai loại bánh mì này, bạn nên chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và có ghi rõ “100% lúa mạch” hay “100% ngũ cốc”.
Ảnh minh họa
6. Thực phẩm càng nhiều dinh dưỡng càng tốt
Dinh dưỡng đúng là không thể thiếu, nhưng không phải càng nhiều thì càng tốt. Trong đó, Protein là một trong những dưỡng chất đóng vai trò quan trọng. Trẻ em trong quá trình sinh trưởng phát dục nếu hấp thu không đủ protein sẽ ảnh hưởng đến chiều cao, thể trọng và trí lực v.v… Do đó rất nhiều phụ huynh ngoài thức ăn giàu protein, còn cho trẻ uống thêm bột hay sữa có bổ sung nguyên tố này.
Tuy vậy, trên thực tế, Protein không phải cứ càng nhiều là càng tốt. Trước hết dung nạp nhiều quá mức cần thiết là lãng phí, protein dư thừa sẽ được trao đổi chất. Thêm nữa sự phân giải protein trong cơ thể sẽ càng tăng, gây thêm gánh nặng cho thận, làm tăng thất thoát canxi trong xương…
Ảnh minh họa
(Nguồn: Weixin)