6 loại cây gia vị chị em hội “yêu bếp, nghiện nhà” không thể bỏ qua vì decor nhà cửa cũng đẹp mà thêm vào món ăn cũng ngon

Ngọc Châu - Webuy,
Chia sẻ

Không chỉ giúp làm không gian ngôi nhà đẹp hơn, mà những cây gia vị này còn để bổ sung thêm hương vị cho các món ăn đồng thời mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe cho cả gia đình.

1. Cây Bạc Hà Tiêu (Peppermint)

Cây Bạc Hà Mint (Peppermint) hay còn gọi là Bạc Hà Cay hoặc Bạc Hà Tiêu, không phải là rau Bạc Hà mà chị em thường thấy ngoài chợ, dù đa số vẫn đang ngộ nhận điều này. Rau Bạc Hà chỉ là một người họ hàng của Cây Bạc Hà Tiêu, nếu để ý có thể thấy rau Bạc Hà có lá dạng tròn, dày còn lá Cây Bạc Hà Mint thì có chóp nhọn và lá tương đối mảnh. Bạc hà Peppermint là một loại lá cực kì dễ trồng. Toàn cây có mùi thơm vì có vị cay, mát và chứa tinh dầu Menthol.

Công dụng của Bạc Hà Mint (Peppermint):

- Làm detox, làm đẹp và giảm cân

- Làm mojito, pha trà, làm bánh

- Chữa đau dạ dày, tiêu hoá, chữa ho

- Đuổi côn trùng như muỗi, gián

2. Cây Bạc Hà Sô-cô-la (Chocolate Mint)

Dòng họ của bạc hà có nhiều loại, nhưng loại Bạc Hà Socola này có mùi thơm nhất (mùi bạc hà pha lẫn socola). Chỉ cần thử vuốt nhẹ lá bạc hà này rồi đưa tay lên mũi ngửi sẽ thấy mùi thơm mát lạnh dễ chịu. Loại cây này có hình dáng lá tròn tròn, nhỏ nhắn và có màu nâu đặc trưng.

Công dụng Bạc Hà Sô-cô-la (Chocolate Mint):

- Điều trị bệnh như cảm cúm, sốt, ho, dạ dày

- Nguyên liệu giúp giảm cân và làm đẹp

- Chữa được bệnh nhức đầu, ho và cảm mạo

- Giúp điều trị hen suyễn, các chứng dị ứng do nhiễm trùng nấm

- Chữa trầm cảm và làm giảm stress

- Chống say tàu xe

- Khử mùi hôi trong nhà

- Xua đuổi các loại côn trùng có hại

3. Cây húng quế Tây (Basil)

Basil hay còn gọi là Húng Tây (một loại rau thơm có họ hàng gần với húng quế và là họ hàng xa với bạc hà). Lá của Basil thường có hình bầu, có màu xanh và hương vị khá đặc biệt, hơi cay cay, ngọt ngọt và có mùi thơm đặc trưng. Hương vị của Húng Tây khá giống với húng ta nhưng húng ta có hương vị bớt nồng, dịu và ngọt hơn. Basil có hương vị khá giống hoa hồi, hăng mạnh, dậy mùi hương ngọt ngào khó cưỡng.

Công dụng của cây Húng Tây (Basil):

- Chữa sốt và cảm lạnh

- Trị ho (ngâm trong nước nóng khoảng 8 phút và thêm một ít muối)

- Kháng khuẩn, kháng viêm

- Điều trị nhức đầu

- Cải thiện hệ thống miễn dịch

4. Cây Hương Thảo (Rosemary)

Cây Hương Thảo còn có tên gọi khác là Rosemary, đây là một loài cây bụi có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, ưa sống trong những khu vực có khí hậu nhiệt đới. Cây có thể được dùng để trang trí trên bàn làm việc, hay ngoài ban công vừa mang lại nét đẹp cho ngôi nhà, vừa có mùi hương đặc biệt giúp tinh thần thư thái sảng khoái lại mang ý nghĩa phong thủy tâm linh rất tốt.

Công dụng của cây Hương Thảo (Rosemary):

- Khử được mùi hôi trong các loại thịt

- Dùng để tạo mùi hương cho các món ăn hoặc dùng để tráng miệng

- Điều trị các bệnh rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày

- Giúp lợi tiểu, lợi mật và thông ruột

- Điều trị đau nửa đầu và thấp khớp

5. Cây Xô Thơm (Sage)

Cây xô thơm (sage) còn gọi là cây ngải đắng, là rau gia vị được sử dụng phổ biến trong ẩm thực phương Tây và Trung Đông vì có hương vị nồng ấm, cay nhẹ, pha chút đắng với hương thơm hoang dại và man mát. Cây xô thơm trong tiếng latin có nghĩa là “chữa lành”. Và cây mang đặc tính thảo dược có thể chữa được một số bệnh đau cổ họng, tiêu hóa kém…

Công dụng của cây Xô Thơm (Sage):

- Kháng viêm, nhất là viêm họng, miệng, viêm lưỡi dùng dạng thuốc súc miệng

- Trị khó tiêu, rối loạn đường ruột, tiêu chảy

- Kháng khuẩn, kháng nấm, kháng siêu vi

- Điều hòa kinh nguyệt và hạ đường huyết.

- Góp phần giúp tăng trí nhớ cho người cao tuổi

6. Cây Ngò Tây (Parsley)

Parsley có tên tiếng Việt là Ngò Tây, hình dạng giống rau ngò (mùi) nhưng bên ngoài, màu lá Parsley đậm hơn và cũng không mỏng manh như rau ngò của Việt Nam. Đây là các loài thực vật thân thảo thuộc chi Petroselinum, gồm nhiều loại như ngò tây lá phẳng, ngò tây lá xoăn… 

Trong Parsley có chứa hàm lượng lớn vitamin C, B1, B2, các khoáng chất như protein, kali, carotin, sắt, natri và nhiều dưỡng chất khác rất tốt cho sức khỏe. Do đó, dùng Parsley cũng chính là một cách để tăng giá trị dinh dưỡng cho món ăn.

Công dụng của Ngò Tây (Parsley):

- Hỗ trợ khó tiêu trong khi ăn, kích vị, khiến món ăn trở nên hấp dẫn hơn.

- Sử dụng trong nấu ăn cả khi chế biến lẫn trang trí

- Mùi vị của Parsley đặc biệt thích hợp với món cá, salad, hầm, nướng, súp và nước xốt

6 loại cây gia vị chị em hội “yêu bếp, nghiệp nhà” không thể bỏ qua vì để decor nhà cửa cũng đẹp mà thêm vào món ăn cũng ngon - Ảnh 14.

 

Chia sẻ