5 thói quen xấu cần thay đổi ngay kẻo 'nguy cơ ung thư tăng vọt 69%', bác sĩ cảnh báo
Muốn tránh xa ung thư, tốt nhất bạn nên tránh xa 5 thói quen xấu được bác sĩ cảnh báo này.
Bạn đã bao giờ nghĩ rằng những thói quen sống đơn giản lại có thể tác động to lớn đến sức khỏe của chúng ta như thế nào chưa? Hòang Xuân, bác sĩ cấp cứu và chăm sóc lồng ngực tại Đài Loan (Trung Quốc), đã chia sẻ trên trang cá nhân về 5 hành vi buông thả phổ biến nhưng nguy hiểm. Những hành vi này không chỉ khiến cơ thể bạn “bất ổn định” mà thậm chí còn có thể gây ra những tổn thương không thể cứu vãn: nếu buông thả một lần, cơ thể bạn sẽ bị tổn thương vô số lần!
1. Thức khuya
Tiến sĩ Hoàng trích dẫn một nghiên cứu đăng trên tạp chí quốc tế Cancer (Hoa Kỳ) vào tháng 7/2023, đã phân tích dữ liệu từ hơn 14.000 người và phát hiện ra rằng thời gian ngủ ngắn có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư.
So với những người ngủ 6-8 tiếng mỗi đêm, những người ngủ ít hơn 6 tiếng có nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng 41%; những người ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng 69%.
2. Nghiện rượu
Tiến sĩ Hoàng nhấn mạnh, sau khi uống một lượng lớn rượu một lúc, rượu sẽ ức chế chức năng của vỏ não, khiến não tương đối thiếu oxy, có thể gây buồn ngủ, thậm chí hôn mê, tử vong do ngộ độc rượu. Uống rượu lâu dài cũng có thể dẫn đến ngộ độc mãn tính và tổn thương tích lũy cho cơ thể.
Theo nghiên cứu, uống rượu lâu dài có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, chẳng hạn như giảm chất trắng và chất xám, có liên quan đến lão hóa não; rượu cũng có thể làm tổn thương vùng hải mã và ảnh hưởng đến chức năng trí nhớ. Uống rượu làm thay đổi việc giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine và serotonin, có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi. Uống rượu lâu dài cũng có thể dẫn đến suy giảm nhận thức, bao gồm giảm khả năng chú ý, ra quyết định và giải quyết vấn đề.
3. Thường xuyên tức giận
Tiến sĩ Hoàng chỉ ra rằng 8 phút tức giận có thể gây tổn thương mạch máu trong 40 phút. Sự tức giận không chỉ làm tổn thương gan mà còn làm tổn thương mạch máu và ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của các tuyến, đặc biệt gây bất lợi cho các bà mẹ đang cho con bú. Nó có thể dẫn đến giảm sữa và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần cũng như mối quan hệ giữa các bà mẹ và trẻ sơ sinh.
4. Hút thuốc
Hút thuốc có nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Đầu tiên, hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư phổi, thực quản, thanh quản, tuyến tụy, bàng quang, thận và miệng.
Thứ hai, hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như bệnh tim mạch vành, đột quỵ, cao huyết áp và xơ cứng động mạch. Nicotine làm tăng nhịp tim và làm co mạch máu, khiến huyết áp tăng cao.
Ngoài ra, hút thuốc có thể làm hỏng hệ hô hấp, dẫn đến các tình trạng như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), khí thũng và viêm phế quản, đồng thời làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn.
Hút thuốc lâu dài còn làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật hơn, và hậu quả vẫn tồn tại nhiều năm sau khi bỏ thuốc. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ loét dạ dày, tá tràng và có thể dẫn đến viêm tụy.
5. Ăn quá nhiều chất béo
Hoàng Xuân trích dẫn nghiên cứu mới nhất của tạp chí quốc tế Nature, cho thấy bữa ăn nhiều chất béo có thể tạm thời ức chế khả năng miễn dịch của bạn, khiến bạn dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một bữa ăn nhiều chất béo đột ngột đủ để gây ra trạng thái ức chế miễn dịch toàn thân và niêm mạc thoáng qua, từ đó dẫn đến tăng tính nhạy cảm của ruột đối với vi khuẩn gây bệnh và làm suy giảm khả năng miễn dịch đặc hiệu của kháng nguyên.
Nguồn và ảnh: ETToday, Pinterest